Lập di chúc chung của vợ chồng?

Lập di chúc chung của vợ chồng?

Theo quy định của BLDS thì “ vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Quyền này được phát sinh khi hai người được công nhận là vợ, chồng hợp pháp theo quy định của Luật HN&GĐ. Khi họ trở thành vợ, chồng hợp pháp như vậy thì giữa họ sẽ hình thành nên khối tài sản chung và tài sản chung của vợ, chồng là tài sản chung hợp nhất.

1. Quyền lập di chúc chung của vợ, chồng

Điều 28 Luật HN&GĐ quy định “ vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Chính vì vậy, tài sản chung của vợ, chồng có thể cùng nhau định đoạt trong di chúc chung, điều này được pháp luật bảo vê và tôn trọng.

2. Quyền của vợ, chồng đối với việc lập di chúc chung

2.1 Quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Vợ, chồng có các quyền đối với tài sản chung hợp nhất đó là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. chính vì vậy, khi để lại di chúc họ có thể thỏa thuận để lại di sản cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Người được nhận di sản có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc cũng có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chúc xã hội… Quyền định đoạt vợ chồng trong di chúc chung còn được thể hiện việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người theo pháp luật như: con, anh, em ruột…mà không nhất thiết phải nêu lý do,  di chúc chung của vợ, chồng có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của họ.

Như vậy, khi lập di chúc chung vợ, chồng có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2.2 Quyền phân định tài sản cho  người thừa kế

Vợ, chồng có quyền chỉ định người thừa kế thể hiện quyền định đoạt khối tài sản chung đồng thời quyền định đoạt còn được thể hiện thông quyền phân định phần di sản cho từng người thùa kế dựa trên sự thỏa thuận giữa vợ, chồng, vấn đề này không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng hay huyết thống mà theo ý chí của vợ, chồng muốn để lại di sản cho ai, một người hay nhiều người. Vợ, chồng có quyền phân chia di sản cho mõi người không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần nêu lý do.

2.3 Quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng

Quyền định đoạt đối với tài sản chung không những thông qua quyề chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, quyền phân định di sản cho từng người thừa kế mà còn thể hiện trong việc vợ, chồng để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng “ trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế…”

Quyền tự định đoạt được thể hiện trong việc vợ, chồng dùng di sản thừa kế để di tặng cho đối tượng nào đó, sau khi mở thừa kế đối tượng được ghi nhận trong di chúc sẽ được một phần di sản do vợ, chồng lập di chúc định đoạt. Phần di sản này được tách riêng với di sản thừa kế và “ người được di tặng không phỉa thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” ( khoản 2 Điều 671)

2.4 Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Di chúc chung của vợ, chồng cũng giống như di chúc cá nhân, có quyền giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế  như: giao cho người thừa kế được hưởng căn nhà nhưng phải để lại cho người bạn thân tàn tật vẫn sống nương nhờ vào vợ, chồng để lại di sản được ở một phần căn nhà đó cho đến khi người này chết.

Vợ, chồng lập di chúc chung có thể giao nghĩa vụ cho một người mà không cho họ hưởng di sản. Trong trường hợp này không bắt buộc người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa đó. Nếu giao nghĩa vụ và hco hưởng di sản, thì người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghãi vụ đó trong phạm vi di sản được hưởng đó.

2.5 Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý tài sản, người phân chia di sản

Thông thường sau khi lập di chúc vợ, chồng sẽ cùng nhau tự lưu giữ di chúc chung, những vợ, chồng cũng có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý tài sản, người phân chia di sản dựa trên sự thỏa thuận và ý chí chung của vợ, chồng. Họ có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hay quyền gửi người khác giữ ( Điều 665 BLDS về gửi giữ di chúc). Cũng giống như người lập di chúc là cá nhân thì vợ, chồng lập di chúc chung có thể cử một người vừa giữ di chúc, đồng thời vừa quản lý di sản và phân chia di sản.

Vợ, chồng lập di chúc chung có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý tài sản, người phân chia di sản nhưng người được chỉ định có thực hiện hay không tùy thuộc vào ý chí chủ quancủa họ. Đây không phải nghĩa vụ pháp lý nó biểu hiện tinh thần tự nguyện, đoàn kết giúp đỡ người khác.

2.6 Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng

Khoản 1 Điều 664 BLDS 2005 quy định “ vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ nào” còn trong khoản 2 Điều 664 quy định “ khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.  Như vậy việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ chồng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí. Chỉ khi vợ, chồng cùng nhau thống về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì mới thực hiện được các công việc trên. Khi một người đã chết thì người kia chỉ được tác động đến phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình chứ không được tác động đến phần tài của người đã chết

3. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng

3.1 Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung vợ, chồng

BLDS năm 2005 quy định các điều kiện có hiệu lực của di chúc cá nhân nhưng  lại không đề cập cụ thể đến điều kiện có hiệu lực của di chúc chung vợ, chồng. Trên thực tế khi xét điều kiện có hiệu lực của di chúc chung thì áp dụng tượng tự như đối với di chúc của cá nhân trên cơ sở tính đến tính đặc điểm riêng của di chúc chung của vợ, chồng. Pháp luật thừa kế hiện hành quy định về các trường hợp di chúc không có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ tại cac khoản 2, 3, 4, 5 Điều 667 BLDS năm 2005. Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vwoj, chồng tập trung vào các sự kiện pháp lý xảy ra làm mất đi điều kiện hình thành, tồn tại của di chúc

Để có di chúc điều kiện tiên quyết là phải có di sản, vì di chúc được lập nhằm chuyển giao toàn bộ hoặc một phần di sản của người lập di chúc cho người khác.

Bên cạnh sự tồn tại của di sản thì sự tồn tại người thừa kế cũng là điều kiện để di chúc có hiệu lực.

Các bản di chúc chung định đoạt cùng một tài sản thì bản di chúc chung cuối cùng sẽ có hiệu lực pháp luật.

3.2  Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng

Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. di chúc chung được mạng ra thực hiện theo ý chí của vợ, chồng đã định đoạt . Thời điểm này có ý nghĩa đối với việc xác định phần tài sản chung nào là di sản và các nghĩa vụ về tài sản mà vợ, chồng để lại; xác định những người có quyền hưởng di sản của vợ, chồng theo di chúc; là căn cứ bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Với ý nghĩa như vậy việc xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của di chúc nói chung và di chúc chung của vợ, chồng nói riêng là rất quan trọng, không xác định đúng thời điểm này sẽ dẫn tới hàng loạt các tranh chấp liên quan đến di chúc chung, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người hưởng thừa kế và những người có quyền và lợi ích liên quan. Điều 668 BLDS quy định “ di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết  hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”

admin