Cách hiểu đúng về Sổ đỏ, Sổ hồng, Sổ trắng?

Cách hiểu đúng về Sổ đỏ, Sổ hồng, Sổ trắng?

Khi nói đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người dân thường quen gọi là Sổ đỏ, Sổ hồng (cách gọi trên là dựa theo màu sắc). Hiện nay không chỉ có 02 loại sổ trên, dưới đây là cách hiểu đúng về Sổ đỏ, Sổ hồng, Sổ trắng.

Các loại giấy chứng nhận có giá trị sử dụng
 

Khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Theo quy định trên, hiện nay các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có giá trị pháp lý gồm:

1 – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2 – Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

3 – Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;

4 – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài các loại giấy chứng nhận trên, thì người sử dụng đất còn có quyền sử dụng đất khi có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP)).

Phân biệt Sổ đỏ, Sổ hồng, Sổ trắng

Phân biệt Sổ đỏ, Sổ hồng, Sổ trắng (Ảnh minh họa)
 

Phân biệt các loại giấy chứng nhận

 

Tiêu chíSổ trắngSổ đỏSổ hồngGiấy hồng(mẫu Giấy chứng nhận mới)
Căn cứ cấp Sổ– Nghị định 02-CP ngày 04/01/1979.– Nghị định 64-CP;- Thông tư 346/1998/TT-TCĐC về hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.– Nghị định 60-CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở tại đô thị.– Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tên gọi pháp lýCác loại giấy tờ như: Bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà ở,…Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khu vực được cấp giấyCả nướcNgoài đô thịĐô thịCả nước
Loại đất được cấp giấyTất cả các loại đấtĐất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối.Đất ở đô thịTất cả các loại đất
Cơ quan ban hành mẫu SổBộ Tài nguyên và Môi trườngBộ Xây dựngBộ Tài nguyên và Môi trường

Lưu ý:

– Sổ đỏ và Sổ hồng được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị và không phải đổi sang loại giấy chứng nhận mới.

– Để thống nhất quản lý và tránh gây khó khăn cho người dân, từ ngày 10/12/2009 thì người sử dụng đất sẽ được cấp theo mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP và Thông tư 17/2009/TT-BTNMT).

– Các văn bản là căn cứ cấp Sổ (trong bảng so sánh trên) hiện nay đã hết hiệu lực. Tuy nhiên Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành (đang có hiệu lực) có sự kế thừa về tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

admin