Công chứng, chứng thực hiểu thế nào cho đúng

Công chứng, chứng thực hiểu thế nào cho đúng

Hiện nay hầu hết khắp các tỉnh thành đâu đâu cũng có phòng công chứng, văn phòng công chứng, tuy nhiên những hiểu biết của người dân về thẩm quyền của cơ quan này và thuật ngữ “công chứng” vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình đến làm việc tại các Văn phòng công chứng, phòng công chứng tôi cũng bắt gặp rất nhiều trường hợp người dân mang chứng minh nhân dân,sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, bằng đại học, cao đẳng hoặc các giấy tờ tùy thân khác đến để yêu cầu “công chứng”…


Bài viết này tôi sẽ giúp quý độc giả phân biệt hai khái niệmcông chứng và chứng thực:

Công chứng: là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. ( theo quy định tại Điều 2 Luật công chứng 2006).

Chứng thực: thuật ngữ pháp lý là “chứng thực bản sao từ bản chính”  hay còn được gọi sao y bản chính đó là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Như vậy những trường hợp nào thì công chứng, trường hợp nào là chứng thực? và khi cần công chứng thì bạn đến đâu, chứng thực thì đến đâu?

Đối với công chứng:

Khi bạn thực hiện các giao dịch dân sự như Hợp đồng mua bán xe máy, xe ô tô, tàu thủy, ca nô, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, thụ ủy, lập di chúc… thì bạn có thể đến phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để thực hiện.

Đối với chứng thực bản sao từ bản chính (chứng thực):

Khi bạn cần có bản sao của các loại giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, bằng lái xe, hộ khẩu, giấy khai sinh, bản sao các hợp đồng đã được công chứng, các văn bằng, chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ( bằng tốt nghiêọ Đại học, bằng tốt nghiệp  Cao đẳng, chứng chỉ hành nghề…) thì bạn hãy đến UBND xã, phường, thị trấn bất kỳ trên lãnh thổ nước Việt Nam hoặc phòng tư pháp quận huyện bất kỳ để thực hiện(đối với những giấy tờ tiếng Việt hoặc song ngữ). Trong trường hợp các bản gốc đó bằng tiếng nước ngoài thì bạn phải đến Phòng tư pháp quận, huyện để thực hiện.

admin