Huế Xưa – Các hoàng đế An Nam trên bưu ảnh

Huế Xưa – Các hoàng đế An Nam trên bưu ảnh

Vua Hàm Nghi (ở ngôi 1884-1885)

Hoàng đế Hàm Nghi (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.
Năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã oà khóc. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên “Biên Hoà” vượt đại dương đi Bắc Phi. Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, cựu hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, cựu hoàng Hàm Nghi tạm trú tại L’hôtel de la Régence (Tòa nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biệt thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số.
Ngày 24 tháng 1, Toàn quyền Tirman của Algérie tiếp kiến và mời Hàm Nghi ăn cơm gia đình. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin thân mẫu là bà Phan Thị Nhàn đã mất vào ngày 21 tháng 1 năm 1889 tại Huế.
Trong mười tháng tiếp đó, cựu hoàng Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình và vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889 ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, vua Hàm Nghi có thể nói và viết tiếng Pháp rất sõi.
Cựu hoàng Hàm Nghi cũng giao du cùng những trí thức Pháp nổi tiếng. Năm 1899 ông có sang thăm Paris và đến xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin, về sau khi vẽ tranh Hàm Nghi cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin. Hơn 100 năm sau, bức tranh Déclin du jour (Chiều tà) của cựu hoàng phát hiện được dưới nghệ danh Xuân Tử khi bán đấu giá ở Paris ngày 24 tháng 11 năm 2010 bán được với giá 8.800 euro.
Năm 1904, cựu hoàng Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe (sinh năm 1884, mất năm 1974), con gái của ông Laloe chánh án tòa Thượng phẩm Alger. Đám cưới của họ trở thành một sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.
 photo Copyof489_001_zpsa5817ab3.jpg

1. Hàm Nghi, cựu hoàng An Nam và Marcelle Laloë trong thời gian trước đám cưới

 photo Copyof193_001_zps54efc439.jpg

2. Laloë và người cha, ông François LaloëLaloë,  Chánh Biện Lý Toà Thượng Thẩm Alger

 photo Copyof407_001_zps64aac585.jpg

3. Đám đông dân chúng tập trung trước Tòa tổng giám mục chờ xem lễ cưới

 photo Copyof526_001_zps533d8ca5.jpg

4. Xe dâu đến Tòa Tổng giám mục Alger

 photo Copyof655_001_zps7d041032.jpg

5. Cựu hoàng và Vương phi An Nam rời Tòa tổng giám mục Alger sau lễ cưới

 photo Copyof808_001_zps15667633.jpg

6. Sau hôn lễ đoàn rước dâu đến khách sạn của ông Laloe

Đọc thêm:
* Hàm Nghi – Một nhà ái quốc, một nghệ sĩ tài ba
* Vua Hàm Nghi trong truyện ký của nữ nhà văn Nga
* Đấu giá bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi ở Paris

Vua Thành Thái (ở ngôi 1889-1907)

Vua Thành Thái (14 tháng 3, 1879 – 24 tháng 3, 1954) là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.
Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Năm ông bốn tuổi, vua cha Dục Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là Phan Đình Bình (làm quan Thượng thư bộ Hộ) bị vua Đồng Khánh bắt giam rồi bỏ cho chết, vì mắng Đồng Khánh, nịnh bợ và thân Pháp, khi Đồng Khánh ra Quảng Bình dụ vua Hàm Nghi đầu hàng. Bửu Lân lại phải cùng mẹ Từ Minh, lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn.
Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh lâm bệnh qua đời. Khi đó con vua Đồng Khánh mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế xin ý kiến của Tổng sứ Trung Bắc kỳ Pierre Paul Rheinart. Ở tòa khâm sứ lúc này có ông Diệp Vǎn Cương đang làm thông ngôn. Diệp Vǎn Cương lấy bà cô ruột của Bửu Lân, và cũng có cảm tình thương hại vua Dục Đức, nên cố tìm cách cho cháu mình lên ngôi. Ông dịch cho Khâm sứ Rheinart nghe hoàn toàn khác với ý của Viện cơ mật. Vì thế Bửu Lân được chọn lên ngai vàng. Bà Phan Thị Điểu nghĩ tới cảnh vua Dục Đức và thảm kịch bốn tháng ba vua trước đây nên khóc lóc, không đồng ý, phải khuyên giải mãi mới ưng thuận.
Ngày 2 tháng 2 năm 1889 Bửu Lân khi đó mới 10 tuổi lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái.  Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua nhưng vì còn bé nên ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm. Một số quan phụ chính giúp đỡ như Tuy Lý Vương, Nguyễn Trọng, Trương Quang Đản, thường có lời can ngǎn ông, nhưng không được ông nghe lời. Các bà hậu ở Lưỡng cung rất lo cho Thành Thái, đã bắt ông ra ở đảo Bồng Dinh trên hồ Tịnh Tâm và quản thúc ông rất ngặt, để đưa vào khuôn phép. Một thời gian sau, ông mới trở về Đại Nội.

Photobucket

Photobucket

Thành Thái – Hoàng đế An Nam

Photobucket
Hoàng đế An Nam trong bộ triều phục

Photobucket

Photobucket

Hoàng đế An Nam trong bộ thường phục

Photobucket

Anh em nhà vua và trợ giáo của họ

Photobucket
Hai bà phi của vua Thành Thái

Photobucket

Cựu hoàng Thành Thái bị quản thúc trong chuyến đi

Photobucket

Ngôi nhà cựu hoàng sống trong thời gian bị quản thúc tại Vũng Tầu

Vua Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Trước các ý tưởng cấp tiến của vua Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí. Ngày 12
tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Đến nǎm 1916 ông bị lưu đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.

Khác với vua Hàm Nghi trước đó, cuộc sống của cha con cựu hoàng Thành Thái khá chật vật. Ông cùng gia đình thuê một căn nhà ở thành phố Saint Denis tại đảo Réunion. Thành Thái và Hoàng phi Chí Lạc dạy các con tiếng Việt và cả những nhạc cụ dân tộc như đàn cò, sáo… Ông tự phân công cho tất cả những người con từ nhỏ đến lớn đảm nhận công việc trong gia đình. Các công chúa phụ mẹ việc bếp núc, làm vườn. Các hoàng từ người làm cận vệ cho Thành Thái, người đảm nhận lo phân trầu cau, điểm tâm sáng, người phụ dọn dẹp nhà cửa…
Đầu tháng 5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques.

Đọc thêm:

* Những hoàng thân chạy xe ôm

Vua Duy Tân (ở ngôi 1907-1916)

Vua Duy Tân (19 tháng 9, 1900 – 26 tháng 12, 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916). Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San là con thứ 5 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định.
Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Trong số các con trai của Thành Thái, đáng lẽ phải chọn con trưởng kế vị, nhưng người Pháp sợ một vị vua trưởng thành khó sai khiến nên họ muốn tìm chọn một người nhỏ tuổi. Khi Khâm sứ Fernand Ernest Lévecque cầm danh sách các hoàng tử con vua Thành Thái vào hoàng cung chọn vua, lúc điểm danh thì thiếu mất Vĩnh San. Triều đình cho người đi tìm thì thấy Vĩnh San đang chơi đùa, mặt mày lem luốc. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, Vĩnh San ra trình diện quan Pháp. Người Pháp trông thấy đồng ý ngay vì họ thấy Vĩnh San có vẻ nhút nhát và đần độn. Triều đình thấy vua quá nhỏ nên xin tăng thêm một tuổi thành 8. Họ cũng đặt niên hiệu cho Vĩnh San là Duy Tân, như muốn hướng tới sự nghiệp không thành của vua Thành Thái.

Photobucket

Hoàng đế An Nam trong bộ triều phục

Photobucket
Duy Tân, vị hoàng đế nhỏ tuổi cùng các cận thần

Photobucket

Hoàng đế Duy Tân cùng các anh chị em

Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một phụ chính gồm sáu đại thần để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. Nhà vua dần dần thể hiện thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 15 tuổi, Duy Tân đã triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ chính, bắt buộc các vị phải ký vào biên bản để đích thân vua sẽ cầm qua trình với toà Khâm Sứ nhưng các đại thần sợ người Pháp giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không ký và phải xin yết kiến bà Thái hậu để nhờ bà can gián nhà vua. Từ đó không những nhà vua có ác cảm với thực dân Pháp mà còn ác cảm với Triều đình.
Năm 1916, nhà vua bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày ngày 6 tháng 5. Khâm sứ tại Huế và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý. Ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị lưu đày ra đảo Réunion cùng vua cha Thành Thái
Tại đây, từ chối một biệt thự sang trọng người Pháp dành cho, gia đình cựu hoàng sống trong một căn nhà thuê lại một người dân ở thành phố Saint-Denis.
Duy Tân bất bình với cha Thành Thái vì không hợp tính tình, ông cắt đứt liên lạc với gia đình. Duy Tân ghi tên học về vô tuyến điện và mở tiệm Radio – Laboratoire bán hàng sửa chữa máy. Đồng thời, ông thi tú tài ở trường trung học Leconte de Lisle và học thêm ngoại ngữ, luật học. Duy Tân ít quan hệ với người Pháp, chỉ giao du với một nhóm bạn bè.
Sự việc nước Pháp bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đầu hàng phát xít Đức và sau đó lực lượng kháng chiến Pháp ở hải ngoại do De Gaulle đứng đầu Anh được thành lập ở Anh trở về tái chiếm đất Pháp đã có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của Cựu hoàng. Ông xem De Gaulle là thần tượng, là hình mẫu cho hoạt động cứu nước của mình. Ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức với cấp bậc binh nhì, được thăng lên chuẩn úy rồi sang châu Âu. Ngày 5 tháng 5 năm 1945, có lệnh đưa chuẩn úy Duy Tân về phòng Quân sự của tướng Charles de Gaulle ở Paris. Duy Tân đến Pháp vào tháng 6 năm 1945 thì Đức đã đầu hàng. Ngày 20 tháng 7 năm 1945, ông được đưa qua phục vụ tại Bộ tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa đóng ở Forêt Noire, Đức.
Ngày 29 tháng 10 năm 1945, Charles de Gaulle ký một sắc lệnh hợp thức hoá những sự thăng cấp liên tiếp của Duy Tân trong Quân đội Pháp: thiếu uý từ 5 tháng 12 năm 1942, trung uý từ 5 tháng 12 năm 1943, đại uý tháng 12 năm 1944 và thiếu tá ngày 25 tháng 9 năm 1945. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cựu hoàng Duy Tân đã bị dùng như một con bài chính trị trong kế hoạch mật tái chiếm Đông Dương của Pháp.

Ngày 26 tháng 12 năm 1945, Duy Tân mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi trên đường Paris trở về La Réunion thăm gia đình. Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại An Lăng, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái.

Đọc thêm:
* Vua Duy Tân ở đảo La Réunion
* L’ EEmper d’ Annam 

Vua Khải Định (ở ngôi 1916-1925)

Vua Khải Định (8 tháng 10, 1885 – 6 tháng 11, 1925), tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo là vị vua thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, là con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.
Khi vua Đồng Khánh qua đời, Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý.
Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm sứ. Khải Định bị đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Trang phục lố lăng của vị hoàng đế

Photobucket

Photobucket

Hoàng Đế An Nam ngự tại Thọ Viên

Photobucket

Photobucket

Vua Khải Định trên ngai vàng

Khải Định có tất cả 12 bà vợ. Sách sử còn chép vua Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Những điều này được viết trong Chuyện các bà vợ vua Khải Định: Khải Định là một trong hai vị vua mang tiếng “bất lực”, nghĩa là kém khả năng trong tình dục, ân ái.
Suốt 10 năm làm vua (1916-1925), ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ. Ban đêm ông ôm Vọng mà ngủ. Nhờ sự khéo léo trong việc phục tùng này mà ông Vọng đã được thăng tiến đến Ngũ đẳng thị vệ. Những buổi sáng phải ra điện Cần Chánh thiết triều, các bà đứng hai hàng bái kiến đón chào, ông liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vương vào “đàn bà”…
Nhiều người biết Khải Định bất lực, chính vua cũng nhận điều đó. Thế nhưng các quan đại thần thì vẫn muốn “tiến” cung con gái mình vào làm vợ vua. Khó lòng chối từ, vua thường nói với các quan ” Nội cung của Trẫm là một cái chùa (ý nói không có chuyện ái ân tình dục),ai muốn tu thì cứ vào!”. Do đó, dù Khải Định không gần gũi đàn bà, ông vẫn có đủ tam cung lục viện như các vua tiền triều.
Trong số đông đảo các bà vợ vua Khải Định, được nhắc đến nhiều nhất là Đệ nhất Giai phi họ Trương, bà Ân phi Hồ Thị Chỉ và bà Huệ phi Hoàng Thị Cúc (tức bà Từ Cung). Ba bà được tiến cung trong ba trường hợp khác nhau.
Bà họ Trương là ái nữ quan đại thần Trương Như Cương được cưới làm phủ thiếp khi vua Khải Định còn là ông Hoàng Phụng Hoá Công ở Tiềm đế (sau xây thành cung An Định). Lúc đó ”ngài” Phụng Hoá Công còn hàn vi nhưng lại ham chơi cờ bạc thâu đêm suốt sáng. Cứ mỗi lần thua bạc là một lần bắt bà vợ họ Trương về xin tiền cha mẹ để “ngài” gỡ… Vì thương con gái, ông bà Trương Như phải bấm bụng chiều theo, thoả mãn mọi yêu sách của chàng rể vương tôn. Thấy thế Phụng Hoá Công đinh ninh của cải nhà nhạc gia là vô tận nên càng cờ bạc ăn chơi đã đời…Thật ra thì tuy gia đình họ Trương đại thần giàu có nhưng chưa phải là muốn mấy cũng có. Ông Trương xuất thân từ làng thợ rèn Hiền Lương, một làng lao động có nề nếp, cho nên dù làm quan đến tột đỉnh danh vọng, ông vẫn giữ phong cách giản dị, cần kiệm của người cha là người lao động. Cứ kéo dài cảnh ném tiền qua cửa sổ như thế này, các cụ không chịu nổi. Nhiều lần bà phủ thiếp Phụng Hoá Công đã bị cha mẹ quở trách nặng nề…
Thế rồi…một hôm (vào khoảng năm 1915) Phụng Hoá Công nảy ý định mở một chén bạc lớn để thử thời vận. Khi thấy Công hô lớn, nhưng trên chiếu đã sạch tiền, các con bạc chận tay Công lại, đòi phải trưng đủ tiền chung mới được mở chén. Thâm tâm Công đã muốn mở liều, không ngờ bị lật tẩy…Một phần vì muốn ăn to, phần vì sợ mất mặt, Phụng Hoá Công liền bảo vợ về nhà xin tiền…Bà phủ thiếp họ Trương đau đớn vì thấy đức ông chồng đã bất lực mà chẳng còn biết liêm sỉ, bà dùng dằng không muốn đi…Công nổi nóng la lối om sòm, doạ sẽ có thái độ với bà. Cuối cùng bà đã đi và đó cũng là lần cuối cùng bà về nhà xin tiền cha mẹ cho chồng cờ bạc…
Ngán ngẩm sự đời, bà họ Trương quyết định dứt áo ra đi, giã từ cuộc đời làm phù thiếp. Bà lập một cảnh chùa tại độn Sầm, làng Thanh Thuỷ, huyện Hương Thuỷ (cách kinh thành Huế chừng 3km về phía Nam) để tu thiền, lấy pháp hiệu là Đạm Thanh, biệt hiệu là Tuyết Nhan.
Năm 1916, vua Duy Tân khởi nghĩa chống thực dân Pháp thất bại, vua bị đầy sang đảo Réunion(thuộc châu Phi), người Pháp chọn Phụng Hoá Công đưa lên kế vị lấy niên hiệu là Khải Định.
Nhớ chút nghĩa xưa, Khải Định phái người lên chùa rước bà về làm Đệ Nhất Giai Phi. Bà từ chối. Để tỏ rõ chân tâm của mình với cố nhân, Khải Đinh vẫn dành chức Đệ Nhất Gia Phi (hay hoàng quí phi) cho bà họ Trương, dù đã dứt tình… Người vợ chính thức do triều đình cưới vua Khải Định chỉ phong bậc Đệ Nhị Giai Phi…
Vua Khải Định vừa yên vị, đại thần Hồ Đắc Trung đã “tiến” ngay vào Nội một người con gái. Bà họ Hồ tên là Chỉ đã từng được thân sinh gả cho vua Duy Tân, nhưng vua Duy Tân không nhận. Cụ Hồ Đắc Trung có tiếng là người đã bênh vực vua Duy Tân trong cuộc khởi nghĩa không thành năm 1916, nay sợ Khải Định, người đối lập với Duy Tân nghi ngờ, nên cụ tìm cách tạo mối liên kết tình cảm để vua tôi hiểu biết nhau, bằng việc tiến cung con gái mình.
Là con quan đại thần, được Triều đình cưới hỏi đúng nghi lễ, bà Hồ Thị Chỉ được phong chức rất cao nhưng cũng vẫn ở vào bậc Ân Phi (Đệ Nhị Giai Phi)
Tước cao, chức trọng, danh nghĩa là vợ chính ở với vua Khải Định, nhưng thực chất bà chẳng được tí gì về ái ân chăn gối với ông vua “bất lực”. Bà phải chấp nhận cảnh đóng kịch làm vợ vua như thế để được hưởng phú quí danh vọng, với ý nghĩ mình sẽ là mẹ đích thực của hoàng tử Vĩnh Thuỵ, vì bà Từ Cung tuy là mẹ sinh, nhưng là con nhà bình dân, lại không được cưới hỏi theo nghi lễ triều đình … Có lẽ đọc được ý nghĩ đó nơi bà Ân phi mà ngày vua Khải Định mất (1925) đáng lẽ ông phải trăng trối trao rương hòm, chìa khoá lại cho bà, thì Khải Định đã truyền trao cho bà Từ Cung với lời di ngôn vắn tắt : “tử quý, mẫu vinh” (ý nói Vĩnh Thuỵ
được quý trọng thì bà Từ Cung được vinh hiển). Việc làm này làm cho Ân phi họ Hồ tức giận muốn phát điên. Và sau đó … bà đã điên thật. Cuối cùng bà đã chết già trong một tu viện Thiên chúa giáo.
Bà vợ thứ ba là Huệ phi Hoàng Thị Cúc sinh ra Vĩnh Thuỵ, lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại, bà Từ Cung được vinh danh là Đoan Huy Hoàng thái hậu…

Photobucket

Thượng thư Trương Như Cương – bố của người vợ đầu tiên của Khải Định

Photobucket

Thượng thư Hồ Đắc Trung, nhạc gia của vua Khải Định

Photobucket

Bà Ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định

Photobucket

Huệ phi Hoàng Thị Cúc, mẹ vua Bảo Đại. Sau khi con trai lên ngôi, bà được phong là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, nhưng mọi người vẫn thường gọi là Bà Từ Cung. Ảnh Bà Từ Cung trong phẩm phục Hoàng Thái Hậu

Vua Bảo Đại (ở ngôi 1926-1945)

Bảo Đại (22 tháng 10, 1913 – 31 tháng 7, 1997) là vị Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.
Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà.
Ngày 28 tháng 4 năm 1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po, Paris.
Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.
Vua Khải Định mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại.
Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Sau 10 năm đào tạo ở “Mẫu quốc” ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại cùng triều quan, xuống tàu D artagnan về nước.
Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Chiều 30 tháng 8, trước hơn 5 vạn nhân dân thành phố Huế tập trung ở cửa Ngọ Môn, Bảo Đại đã trao quốc ấn và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Trần Huy Liệu chấm dứt 143 năm trị vì của vương triều Nguyễn.

Photobucket

Photobucket

Hoàng tử Vĩnh Thụy, người kế vị ngai vua

Photobucket

Hoàng tử Vĩnh Thụy ngay lễ Tứ tuần Đại khánh vua Khải Định

Photobucket

Bảo Đại – Hoàng đế An Nam

Photobucket

Bảo Đại – Hoàng đế An Nam

Photobucket

Photobucket

Hoàng hậu Nam Phương


admin