Ngày Xưa Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng

Ngày Xưa Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng

Sau khi chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Đường sắt là phương tiện chuyên chở chủ yếu. Để nối Hà Nội với Hải Phòng, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt dài 102km nối liền hai thành phố này. Ngày 16-6-1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác và kèm theo đó là sự ra đời của ga Hải Phòng.

Ngày 5-6-1901, Toàn quyền Đông Dương và tập đoàn tư bản tài chính Pháp ký kết bản Quy ước về việc xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam. Tập đoàn tư bản tài chính này gồm: Ngân hàng Đông Dương, Chiết khấu Ngân hàng Quốc gia Paris, Tổng công ty Phát triển thương mại và Kỹ nghệ Pháp quốc, Tổng công ty Ngân hàng kỹ nghệ và thương mại. Nội dung bản quy ước nêu rõ: Đoạn đường Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai do Chính phủ Đông Dương xây dựng. Khi hoàn thành, công trình được chuyển giao cho tập đoàn tư bản tài chính để khai thác và chia lợi nhuận với Chính phủ Đông Dương. Trước ngày l- 4-1903, đoạn Hải Phòng – Hà Nội phải hoàn thành; đoạn Hà Nội – Lào Cai phải bàn giao trước 1- 4-1905…

Photobucket


Cầu Phú Lương qua sông Thái Bình

Photobucket

Đầu máy Michelin qua cầu

Photobucket


Cầu Lai Vu qua sông Rạng

Photobucket

Ga Hải Dương (km 57, đường Hồng Quang – thành phố Hải Dương)nằmgiữa tuyến Hà Nội – Hải Phòng

Photobucket

Cầu Quay là cây càu đường sắt dài 100m, bắc qua sông Tam Bạc, nằm trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội – Lào Cai và Vân Nam do Công ty Pháp Hoả xa Đông Dương và Vân Nam xây dựng.

Photobucket

Cầu nối phường Cát Dài, quận Lê Chân với phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng ngày nay

Photobucket

Cầu được gọi là cầu Quay, vì cầu này có thể quay dọc theo chiều sông tạo thành một lạch thông thoáng cho thuyền bè đi lại.

Photobucket


Trụ quay đặt ở mố giữa cầu, bằng hệ thống ròng rọc, lúc đầu do 5, 6 người quay bằng tay.

Photobucket

Kiểu cầu quay không xa lạ gì với các nước trên thế giới. Ở Việt Nam , vào đầu thế kỉ người Pháp đã xây dựng một số cầu quay ở  Hải Phòng, Sài Gòn, Sa Đéc, Bạc Liêu…

Photobucket


Năm 1951 cầu Quay Hải Phòng đổi thành cầu Hoa Lư, đến năm 1954 đổi là cầu Tam Bạc.

Photobucket


Có khá nhiều bưu ảnh đa dạng về góc chụp miêu tả hoạt động của cầu 

Photobucket

Trải qua thời gian với những biến động chiến tranh cầu đã bị phá huỷ nhiều lần. Sau này cầu đã được sửa chữa nhưng không còn quay được. Tuy vậy, tên gọi cầu Quay vẫn còn dùng cho tới ngày nay.

Photobucket

Ga Hải Phòng, km 102, số 75 Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền – Hải Phòng

Photobucket

Là ga cuối vận chuyển hành khách, nhưng với chức năng vận chuyển hàng hóa, ga hải Phòng còn có tuyến đường sắt chạy đến cảng Hải Phòng chở hàng hóa từ cảng đến các vùng sâu trong nội địa của Việt Nam và Vân Nam Trung Quốc.

Photobucket


Khối nhà chính nhìn từ sân ga, ảnh chụp không lâu sau ngày khánh thành

848_001

Toa xe xưa

Photobucket

Giống như ga Hà Nội thời kì đầu, ga Hải Phòng gồm một khối nhà chính và hai cánh hai bên. Bức ảnh này có khả năng chụp vào thời kì đầu vì phía trước ga còn ngổn ngang và hai cánh chưa hoàn thiện xong.

Photobucket


Phụ nữ kéo xe lu làm đường trước nhà ga

Photobucket

Quảng trường trước ga thoáng rộng với  những khuôn viên trồng cây xanh

Photobucket


Đội xe tay chờ khách trước ga

Photobucket

Đường phố trước ga được quy hoạch gọn gẽ với hệ thống đèn chiếu sáng công cộng

Photobucket


Nếu để ý sẽ thấy các cột đèn trên ga khác nhau qua các thời kì

Photobucket


Cây cối trồng trong khuôn viên đã lên cao

Photobucket

Nhà ga Hải Phòng là một trong số vài nhà ga còn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc Pháp đến ngày nay.

Photobucket


Con đường từ ga dẫn thẳng ra sông Lấp ngày nay là phố Phạm Ngũ Lão

Photobucket

Công ty Dầu lửa Standard Oil & Co (nay là tòa án NDTP) và ga Hải Phòng nhìn từ nhánh sông bị lấp thành vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nay

Photobucket


admin