Ngày Xưa Kiến An

Ngày Xưa Kiến An

Kiến An ngày nay là một quận phía Tây Nam khu trung tâm của thành phố Hải Phòng. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi có cả đô thị, đồng bằng, sông hồ và núi rừng. Trong quá khứ, năm 1888  tỉnh Hải Phòng được tách ra để thành lâp tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng. Năm 1902 tỉnh đổi tên thành tỉnh Phù Liễn. Tháng 2 năm 1906 đổi lại thành tỉnh Kiến An. Đó là lý do vì sao địa danh các bức bưu ảnh dưới đây lúc ghi  Kiến An, lúc ghi Phù Liễn.

Kien An (31)

Chợ Bến Phà nằm trên bờ sông Lạch Tray, ranh giới giáp các huyện An Dương và Lê Chân

Kien An (28)

Những con thuyền từ Hải Phòng cập bến phà

Kien An (25) 

Phong cảnh Kiến An với những ngôi mộ người Hoa bên đường. Một đặc điểm dễ nhận thấy là nơi đây trồng nhiều cau.
Kien An (34)

Một ngôi chùa

Kien An (50)

Kien An (22)

Kiến An nằm trong thung lũng của hai dãy núi  Thiên Văn (tức Đẩu Sơn) và núi Cột Cờ (tức Phù Liễn). Trong ảnh là toàn cảnh thị xã Kiến An nhìn từ núi Đấu Đong. Doanh trại lính khố đỏ nằm dưới chân núi, phía xa là núi Thiên Văn, tên gọi này bắt nguồn từ đài thiên văn do người Phá xây năm 1902 trên đỉnh núi.
Kien An (37)
Núi Đấu Đong nhìn từ núi Thiên Văn

Kien An (7)
Khu trung tâm hành chính tỉnh lị.  Ảnh sắp xếp cùng hướng nhìn với bức trước.

Kien An (35)
Từ trên núi các công trình khu hành chính đượ ghi lại ở các góc chụp khác nhau

Kien An (10) 

Ít nhất hai trong số ba tòa nhà trong ảnh được định danh: Tòa nhà trung tâm là Dinh thống sứ, tòa nhà bìa phải ảnh là kho bạc
 
Kien An (24)
Cùng một góc chụp thời gian muộn hơn. Cây cối lên cao che khuất các công trình

Kien An (36)
Dinh thống sứ

Kien An (45)
Văn phòng thống sứ

Kien An (38)
Bưu điện

Kien An (49)
Đồn cảnh binh

Kien An (5)

Đường vào một trại lính tập

Kien An (46)

Lính tập 

Kien An (43) 

Phần lớn các bức bưu thiếp về Kiến An đều chụp núi Thiên Văn, nơi đặt “Sở khí tượng và đài quan trắc trung tâm Đông Dương” 
 
Kien An (27) 
Ngôi làng dưới chân núi 

Kien An (20)
Việc sửa chữa đường xá được tù nhân thi công

Kien An (32) 

Núi Đẩu Sơn gắn với truyền thuyết ngọn núi cao nhất này được thiên tinh ứng chiếu,  ban đêm thường phát ra những ánh hào quang như ánh sao Bắc Đẩu.
Kien An (42)

Năm 1902, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer phê chuẩn đề nghị của Giám đốc Nông nghiệp và Thương mại M. Kapus cho xây dựng “Sở khí tượng và đài quan trắc trung tâm Đông Dương”

Kien An (41)
P. Phrô-xơ, Giám đốc đài thiên văn Zikawei (Thượng Hải) được giao trách nhiệm đã chọn địa điểm xây dựng đài trung tâm tại đỉnh núi Đẩu Sơn ở độ cao 116 mét so với mặt biển.
Kien An (19)

Tới năm 1905, toàn bộ quần thể kiến trúc đồ sộ và tinh tế tại núi Phù Liễn đã hoàn thành. Trên diện tích rộng 2 ha quần thể kiến trúc hiện đại được chia thành khu làm việc trung tâm và khu biệt thự cho sinh hoạt. Trung tâm đài gồm 2 toà nhà lớn: Toà chính được xây bằng đá xanh, mặt tiền có ba tầng quay về hướng Đông với những khuôn cửa cong chạm khắc hoa văn trang nhã.

Kien An (39)

Công trình nền móng cho cả khu đồng thời là một hệ thống bể ngầm chứa nước đồ sộ chia thành nhiều ngăn sâu 6- 8 mét, đủ trữ nước mưa phục vụ cho toàn đài trên đỉnh núi làm việc và sinh hoạt quanh năm. Ảnh hiện tại
Kien An (3)

Phần hậu là một tháp cao 6 tầng có cầu thang xoáy dẫn lên đỉnh tháp đặt kính kinh vĩ dùng để hiệu chỉnh giờ cho địa phương. Vườn khí tượng đặt sau tháp 6 tầng. Ngay từ những ngày mới thành lập, Đài Phù Liễn hàng ngày đã tổ chức thu và phát tin bằng điện tín và vô tuyến điện tới các trạm khí tượng tại Việt Nam, Lào, Campuchia và các đài quốc tế trong vùng Đông Nam Á, Thái Bình Dương để lập bản đồ dự báo thời tiết, bão, gió mùa đông bắc phục vụ tàu thủy đi lại trên biển Đông, đồng thời tích luỹ số liệu nghiên cứu khí hậu nhằm góp phần mở mang đồn điền, trồng cây nhiệt đới. Đài Phù Liễn thời đó được tự hào sánh ngang với đài khí tượng của Mỹ đặt tại Manila, đài khí tượng của Anh tại HongKong, đài Thượng Hải, Trung Quốc, đài Tôkyô Nhật Bản. Ảnh hiện tại cho thấy 4 tầng tháp phía sau đã bị phá bỏ

Kien An (4)

Chùa Tây Sơn nằm dưới chân núi Đẩu Sơn thờ công chúa Chiêu Chinh,  người phụ nữ tài sắc, có công giúp vua cha Trần Nhân Tông chiêu mộ quân chống giặc Mông – Nguyên, giúp dân mở mang điền ấp, phát triển sản xuất.
Kien An (40)
Một ngôi chùa khác ở Kiến An

Kien An (21)
Đồng lúa và những cây đa cổ thụ quanh chùa

Kien An (1)
Liệu đây có phải là chùa Hồng Phúc tọa lạc trên sườn núi Thiên Vân, phường Bắc Sơn?

Kien An (11) 

Loạt ảnh dưới đây trích từ bộ ảnh ” Hai Phong Evacuation” của Howard Sochurek. Chúng được chụp trên núi Cột cờ (Phủ Liễn) vào ngày tiếp quản Hải Phòng 13/05/1955. Hướng dịch chuyển của ống kính và chuyển động của người lính da đen ở hai bức ảnh cuối cho thấy đây là buổi hạ cờ Pháp, mốc thời gian đánh dấu việc chấm dứt sự hiện diện của người Pháp trên vùng lãnh thổ phía Bắc Việt Nam.

Kien An (12)

Kien An (13)

Kien An (14)

Kien An (15)
Kien An (16)

Kien An (17)

Đọc thêm:
Núi Đấu Đong – vườn chim lớn giữa phố đông tại Trung tâm quận Kiến An 

Bonus: Hình ảnh một chuyến dã ngoại của một nhóm người Pháp ở Kiến An

Kien An (2)

Kien An (8)

Kien An (9)

admin