Sài Gòn xưa – Tượng Francis Garnier

Sài Gòn xưa – Tượng Francis Garnier

F. Garnier (15)

Ảnh của George Victor Plante (1847 – 1921). Hình ảnh quen thuộc của tượng đài Francis Garnier đứng giữa công viên với những bồn cỏ và hành cây thưa thoáng làm ta băn khoăn liệu đây có phải là công viên trước nhà hát lớn Sài Gòn.

305-199

Bức ảnh gốc chụp cuối thế kỉ 19 với ghi chú Square Francis Garnier khẳng định việc cây xanh ở một số khu vực trung tâm thành phố được quy hoạch lại

321_001

Chú thích ghi sai tên người được dựng tượng thành Henry Rievere. Hàng cây lên cao để lộ một ngôi nhà phía sau. Nó sẽ biến mất ở các bức ảnh chụp sau này.


175_001

Bưu thiếp của nhà sản xuất Mme Wirth. Một khung cảnh mới lạ. Sự biến mất của ngôi nhà trong ảnh trước liên quan đến sự xuất hiện của ngã tư đại lộ Charner (Nguyễn Huệ) và đại lộ Bonnard (Lê Lợi) ở phía sau bức tượng. Hàng cây non mới trồng nhắc nhớ đến việc đại lộ Charner mới được hình thành từ việc lấp Kinh lớn và bìa trái ảnh chưa hề thấy bóng Grand Magasins Charner 

157_001

Một bức ảnh khác của Mme Wirth. Tờ quảng cáo dán lem nhem dưới chân bức tượng cho thấy ảnh được chụp cùng thời điểm với bức trên

783_001

Đường phố được chiếu sáng bằng đèn điện

231-023 (1)

Nhật ấn 1905.

272_021 (3)

Tờ áp phích quảng cáo cho một sự kiện diễn ra ngày 27/05/1906. Khu lán trại phía sau bức tượng có thể liên quan đến việc xây dựng một công trình công cộng gần khu vực này – Dinh xã Tây 

927_0401

Góc chụp hướng về phía Grand Magasins Charner. Nhà sản xuất đã mắc lỗi in ảnh ngược

F. Garnier (12)
Bồn kèn trên ngã tư phía sau bức tượng

111-222 
Thập niên 1940. Trong ảnh vẫn thấy tượng trong công viên.

142_001

Tượng Francis Garnier được dỡ bỏ khi Nhà hát lớn và các công trình quanh quảng trường được hiện đại hóa về mặt kiến trúc.

822-175
Nhà hát lớn biến thành Trụ sở quốc hội

ID_27885_building_1969.jpg

Năm 1967, tại vị trí trước đây là bức tượng Francis Garnier chính quyền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam đã cho xây dựng tượng đài Thủy quân lục chiến cao 9 mét, trong tư thế xung phong hướng vào trụ sở Hạ viện. Dư luận đương thời cho đó là một điềm gở khi quân đội “chĩa súng” vào Quốc hội.
3057149567_e9b3cf87c1_o
Ngày 25 tháng 7 năm 1970, hai người Pháp phản chiến là André Marcel Menras và Jean Pierre Debris đã trèo lên tượng để phất cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn kêu gọi phản chiến. Cả hai đều bị chính quyền Sài Gòn bắt giam và bị Tòa án binh Sài Gòn kết tội “phá rối trị an” với mức án bốn năm tù giam đối với Jean Pierre Debris và ba năm tù giam cho André Marcel Menras. Cả hai bị giam ở khám Chí Hòa sau đó cả hai đều bị đày ra Côn Đảo mãi đến đến cuối năm 1972 thì được trả tự do và trục xuất về Pháp.

Picture 577
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tượng đài bị giật đổ. Đến tháng 12 năm 1997, nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Thành phố đã quyết định cho xây một đài phun nước và một tượng đài bằng đá hoa cương đỏ, kích thước 2,6 mét, bệ tượng bằng granit đen viền đỏ, cao 2,40 mét, có tên là “Tình mẫu tử”.

admin