Kiến trúc thuộc địa ở Sa Đéc (tiếp theo)


Trên đường về Sài Gòn, ngay khi qua cầu
Ngôi nhà bên phải nhà thờ
Bên này đường có một ngôi nhà kiến trúc thuộc địa với những phần cơi nới sau này. Nó thuộc về một gia đình nhiều thế hệ. Tôi được mời cafe khi đi thăm quan nhà. Một cậu con trai đang học tiếng Pháp.

Trên tường treo bức chân dung quan đốc lý với huân chương của nước Pháp. Người con trai của gia đình này đã làm chức cảnh sát trưởng thời Pháp thuộc




Nó được xây dựng năm 1938. Một số thành viên gia đình đã từng làm việc trong ngành bưu điện và hãng Denis Freres





Trong nhà với các kỉ vật của gia đình



Buổi lễ tại nhà thờ Sa Đéc (sau này đã xây lại)





Ngôi nhà ” Nghiệp chủ Antich” xây năm 1928





Thật bất ngờ, chúng tôi được ông Lê Quang Sĩ tiếp đón nồng hậu, người đàn ông 67 tuổi nói được tiếng Anh này dường như luôn chờ đón sự viếng thăm của bạn. Ông sống ở đây cùng vợ, bà vừa làm nghề may và chăm sóc các cháu.
Ngôi nhà đã xuống cấp, mái giột nát. Người đàn ông tự hào về ngôi nhà của mình, hy vọng một ngày nào đấy nó có giá. Cha mẹ ông đã xây dựng nó. Ngôi nhà một tầng tuy khiêm tốn về kích thước, nhưng rất hài hòa. Ngôi nhà cách Sa Đéc 40 km về phía Tây, gần chợ Hòa Lạc, ngay chỗ cây cầu. Năm 2010, khi chúng tôi quay lại, chủ nhân đã đóng cửa, chuyển gia đình về Sài Gòn sống.
Ông Sỹ có một người em gái sống ở California. Bản thân ông từng làm thông dịch viên cho người Mỹ thời chiến tranh. Trước kia cha mẹ ông giầu có, nhưng gia sản giờ tiêu tán hết.
Từ Sa Đéc chúng tôi đi Lấp Vò. Ngôi nhà này nằm trên trục đường chính xe bus chạy ngang đến Long Xuyên. Đó là một ngôi nhà lớn nằm ngay bên bờ sông. Với quy mô bề thế, có lẽ nó bị chính quyền tịch thu. Hiện nay (2010) tuy là tài sản của thành phố, nhưng ngôi nhà bị bỏ hoang





