Ngày xưa Cửa Tùng
Cửa Tùng, một bãi biển đẹp trải dài gần 1 km, nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), kề sát cửa dòng sông giới tuyến Hiền Lương. Địa điểm từng được người Pháp mệnh danh là Nữ hoàng của các bãi tắm (La Reine des plages) thu hút du khách quốc tế nhiều nhất trong tour DMZ (du lịch khu phi quân sự).
Vùng bờ biển miền Trung là nơi thường xảy ra những trận gió to, sóng lớn, bão tố thất thường, nhưng Cửa Tùng lại là nơi hiền hòa, kín gió, tàu thuyền đánh cá của ngư dân có thể neo đậu an toàn nhờ hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy.
Dưới thời Pháp thuộc, thấy khí hậu ở đây mát mẻ hiền hòa, người Pháp đã sử dụng Cửa Tùng làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển, giải trí. Lúc đầu, Pháp lập một đồn lính, xung quanh đào hào đắp lũy. Quân Pháp ở đây được hai năm rồi rút dần, để lại nền đồn cao nhường chỗ cho một nhà nghỉ mát.
Khâm sứ Trung Kỳ Brière là người thích phong cảnh Cửa Tùng, năm 1896, khi đi hành hạt ở đây, ông đã cho xây dựng một nhà nghỉ mát của tòa khâm. Năm 1907, vua Duy Tân lên ngôi, nhà vua mới 8 tuổi, mọi việc trong triều đều giao cho Phụ chánh đại thần Trương Như Cương, vua Duy Tân không chịu ở tù túng trong cung cấm, thích đi đây đó, người Pháp đã nhường nhà nghỉ mát Cửa Tùng của tòa khâm cho vua ngự, tù đó nhà nghỉ mát này có tên là nhà Thừa Lương Cửa Tùng.
Do vị trí, phong cảnh hấp dẫn, hữu tình, thu hút lớn đối với khách nghỉ ngơi, tắm biển, Pháp đã cho lập bưu điện và sở thương chánh ở Cửa Tùng để phục vụ khách du lịch. Cho đến đầu năm 1942, hai sở này vẫn còn hoạt động.
Người dân địa phương bán hàng phía trước nhà hàng
Những chiếc limousine đậu bên ngoài
Nhà hàng góc chụp khác
Bên trong nhà hàng
Bãi biển trước hiên nhà hàng
Khách sạn Lớn và những biệt thự gần bên nhìn từ bãi đá
Những mỏm đá kì dị trên bãi biển
Cận cảnh mỏm đá nhỏ ảnh trước
Toàn cảnh bãi biển Cửa Tùng nhìn từ khách sạn
Những cụm biệt thự trông xuống bãi tắm
Trẻ chăn trâu
Một khu biệt thự
Nhà thờ
Mặt bên hông nhà thờ
Xưởng dệt lụa
Tham khảo: