Con số trên là tín hiệu đáng mừng vì có đến 70-90% người dân ở nhiều địa phương khác không biết, không nghe nói gì về Thừa phát lại.
Sau những thành công của chế định Thừa phát lại tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong 13 địa phương tiếp theo triển khai thí điểm chế định thừa phát lại theo Nghị quyết của Quốc hội. Đến nay, Hà Nội đã có 5 Văn phòng Thừa phát lại (TPL) đi vào hoạt động chính thức. Tuy nhiên, qua một thời gian hoạt động, những bất cập, khó khăn khi triển khai trong thực tiễn dần dần bộc lộ.
Người dân Thủ đô làm quen với Thừa phát lạiTheo báo cáo khảo sát đánh giá tác động kinh tế – xã hội của việc thí điểm TPL tại thành phố Hà Nội của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội là tỉnh đi đầu trong việc đăng ký thí điểm chế định thừa phát lại và số lượng người tham gia đăng ký các lớp tập huấn hành nghề thừa phát lại đông nhất, số lượng văn phòng thành lập đông nhất.Khảo sát những người dân đang sống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận cho thấy, nếu như 70-90% người dân ở địa phương khác không biết, không nghe nói gì về TPL thì tại Hà Nội chỉ có 34% người dân khi được hỏi cho biết không quan tâm và không biết gì về TPL. Đối với hoạt động lập vi bằng, có tới 89% người dân cho biết, họ sẵn sàng sử dụng dịch vụ lập vi bằng khi có nhu cầu, còn các hoạt động khác thì khoảng 30% sẵn sàng.
Khảo sát tại chính quyền cơ sở nơi đặt các văn phòng thừa phát lại có 20% cán bộ cơ sở cho biết họ có hợp tác trong hoạt động tống đạt, thi hành án và khoảng 80% những người đã từng hợp tác đánh giá thái độ của thừa phát lại trong thực hiện nhiệm vụ của mình là tốt.
Nhiều khó khăn khi triển khai
Theo ông Tạ Quốc Hùng, Phó Chánh án tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, việc thực hiện triển khai thí điểm các Văn phòng TPL trên địa bàn thành phố là rất cần thiết cho người dân. Nếu thực hiện được đại trà toàn quốc thì người dân sẽ hưởng lợi rất nhiều từ dịch vụ TPL. Tuy vậy, trong quá trình triển khai, ông Hùng vẫn còn băn khoan khi Thừa phát lại hoặc Thư ký Thừa phát lại không trực tiếp xây dựng hồ sơ vụ án, cũng không được đọc hồ sơ vụ án nên việc tống đạt các văn bản tố tụng có thể gặp nhiều trở ngại trong việc tống đạt văn bản hoặc việc tống đạt gặp nhiều khó khăn hơn, có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài.
Ông Hùng cho biết: “Đây chính là sự băn khoăn của Thẩm phán và Thư ký Tòa án trong quá trình thực hiện xây dựng hồ sơ vụ án và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc triển khai thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại chậm trễ, kém hiệu quả. Một vấn đề nữa được đặt ra, trong trường hợp Thừa phát lại không thực hiện việc tống đạt, tống đạt các văn bản tố tụng không đúng quy định của pháp luật tố tụng hoặc chậm trễ trong việc tống đạt gây ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án của Tòa án thì giải quyết thế nào”.
Thực tế hiện nay, nhiều bản án, quyết định của Tòa án bị hủy theo trình tự phúc thẩm, giám độc thẩm hoặc tái thẩm do vi phạm trong thủ tục tố tụng. Trong đó, có các vi phạm liên quan đến tính hợp lệ của việc tống đạt các văn bản tố tụng. Vì vậy, trong trường hợp bản án bị hủy do Thừa phát lại tống đạt không hợp lệ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với bản án bị hủy: Thẩm phán xét xử hay thừa phát lại? Hiện nay, pháp luật về thừa phát lại vẫn chưa có quy định về các trường hợp này.
Vấn đề mà Trưởng Văn phòng TPL Ba Đình, Nguyễn Văn Lạng đang băn khoăn, dè dặt là về thời gian còn rất ít để khẳng định vị thế của TPL trong dân. Theo ông Lạng, theo Nghị quyết 36/2012/QH13 của Quốc hội thời gian thí điểm chỉ còn hơn 1 năm nữa (đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015). Trong khi muốn thi hành một vụ thường phải kéo dài, ít nhất cũng 1 năm. Chỉ tính riêng chuyện bán đấu giá tài sản nếu thuận lợi thì ít nhất cũng phải 3 tháng từ khi kê biên, định giá…và nếu bán không được, phải tổ chức lại thì ít nhất cũng phải mất 9 tháng – 1 năm nữa. Điều này khiến người dân đắn đo khi ký hợp đồng với Văn phòng TPL.
“Văn phòng TPL Ba Đình sẵn sàng nhận những việc còn tồn chục năm. Trên cơ sở đó Văn Phòng sẽ khẳng định mình, để chứng minh cho dân hiểu chúng tôi làm được đến đâu”, ông trưởng Văn phòng TPL Ba Đình cho hay. Mà muốn làm được điều này, các Văn phòng TPL rất cần sự chung tay, hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan chức năng.
Khảo sát tại chính quyền cơ sở nơi đặt các văn phòng thừa phát lại có 20% cán bộ cơ sở cho biết họ có hợp tác trong hoạt động tống đạt, thi hành án và khoảng 80% những người đã từng hợp tác đánh giá thái độ của thừa phát lại trong thực hiện nhiệm vụ của mình là tốt.
Nhiều khó khăn khi triển khai
Theo ông Tạ Quốc Hùng, Phó Chánh án tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, việc thực hiện triển khai thí điểm các Văn phòng TPL trên địa bàn thành phố là rất cần thiết cho người dân. Nếu thực hiện được đại trà toàn quốc thì người dân sẽ hưởng lợi rất nhiều từ dịch vụ TPL. Tuy vậy, trong quá trình triển khai, ông Hùng vẫn còn băn khoan khi Thừa phát lại hoặc Thư ký Thừa phát lại không trực tiếp xây dựng hồ sơ vụ án, cũng không được đọc hồ sơ vụ án nên việc tống đạt các văn bản tố tụng có thể gặp nhiều trở ngại trong việc tống đạt văn bản hoặc việc tống đạt gặp nhiều khó khăn hơn, có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài.
Ông Hùng cho biết: “Đây chính là sự băn khoăn của Thẩm phán và Thư ký Tòa án trong quá trình thực hiện xây dựng hồ sơ vụ án và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc triển khai thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại chậm trễ, kém hiệu quả. Một vấn đề nữa được đặt ra, trong trường hợp Thừa phát lại không thực hiện việc tống đạt, tống đạt các văn bản tố tụng không đúng quy định của pháp luật tố tụng hoặc chậm trễ trong việc tống đạt gây ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án của Tòa án thì giải quyết thế nào”.
Thực tế hiện nay, nhiều bản án, quyết định của Tòa án bị hủy theo trình tự phúc thẩm, giám độc thẩm hoặc tái thẩm do vi phạm trong thủ tục tố tụng. Trong đó, có các vi phạm liên quan đến tính hợp lệ của việc tống đạt các văn bản tố tụng. Vì vậy, trong trường hợp bản án bị hủy do Thừa phát lại tống đạt không hợp lệ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với bản án bị hủy: Thẩm phán xét xử hay thừa phát lại? Hiện nay, pháp luật về thừa phát lại vẫn chưa có quy định về các trường hợp này.
Vấn đề mà Trưởng Văn phòng TPL Ba Đình, Nguyễn Văn Lạng đang băn khoăn, dè dặt là về thời gian còn rất ít để khẳng định vị thế của TPL trong dân. Theo ông Lạng, theo Nghị quyết 36/2012/QH13 của Quốc hội thời gian thí điểm chỉ còn hơn 1 năm nữa (đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015). Trong khi muốn thi hành một vụ thường phải kéo dài, ít nhất cũng 1 năm. Chỉ tính riêng chuyện bán đấu giá tài sản nếu thuận lợi thì ít nhất cũng phải 3 tháng từ khi kê biên, định giá…và nếu bán không được, phải tổ chức lại thì ít nhất cũng phải mất 9 tháng – 1 năm nữa. Điều này khiến người dân đắn đo khi ký hợp đồng với Văn phòng TPL.
“Văn phòng TPL Ba Đình sẵn sàng nhận những việc còn tồn chục năm. Trên cơ sở đó Văn Phòng sẽ khẳng định mình, để chứng minh cho dân hiểu chúng tôi làm được đến đâu”, ông trưởng Văn phòng TPL Ba Đình cho hay. Mà muốn làm được điều này, các Văn phòng TPL rất cần sự chung tay, hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan chức năng.
Theo baophapluat.vn