Khác biệt giữa “Di chúc”, “Di tặng” và “Tặng cho tài sản”

Khác biệt giữa “Di chúc”, “Di tặng” và “Tặng cho tài sản”

TIÊU CHÍDI CHÚCDI TẶNGTẶNG CHO TÀI SẢN
Khái niệmDi chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Phương thức thể hiệnCả hai đều được ghi nhận bằng di chúc hợp pháp.Thể hiện qua hợp đồng tặng cho tài sản
Ý chí của chủ sở hữu tài sảnPhát sinh trên cơ sởý chí định đoạt đơn phương của người lập di chúcLà sự thỏa thuận, thể hiện ý chí giữa người cho và người được tặng nói chung là ý chí củasong phương
Di chúc, di tặng và hợp đồng tặng cho tài sản đều có sự định đoạt về tài sản của người có tài sản, là sự chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của người này sang cho người khác.
Người thừa kế/nhận tặng choNgười thừa kế/ người được di tặng là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.Bên nhận tặng cho tài sản nếu là cá nhân thì phải còn sống; nếu là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm tặng cho tài sản.

 

Thời điểm có hiệu lựcDi tặng chỉ được nhận tài sản khi người lập di chúc, di tặng chết, nếu còn sống thì vẫn chưa được nhận.

Di chúc có hiệu lựctừ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015.

 

Tặng cho động sản

– Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Tặng cho bất động sản

– Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

– Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Nghĩa vụ của người nhận di sản/di tặng/tặng choNhững người hưởng thừa kế có trách nhiệmthực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi không vượt quá phần tài sản mà mình nhận được.Người được di tặngkhông phải thực hiện nghĩa vụ tài sảnđối với phần được di tặng.

Trừtrường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Người được tặng chocó thểhoặc không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần tài sản tặng cho (quy định tại khoản 1 Điều 470 BLDS 2005:“Bên tặng chocó thểyêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho”).
Quy định về bảo vệ người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúcNếu người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người khác theo cách thức di chúc/di tặng thì tồn tại quy định để bảo vệ những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Một số chủ thể vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luậtnếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.Nếu người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người khác không theo cách thức của di chúc mà tặng cho di sản thìkhông có quy định để bảo vệnhững người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.