TheoĐiều 624 Bộ Luật dân sự năm 2015,thìDi chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy, khi người đó muốn lập di chúc đối với loại tài sản đang được thế chấp, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với việc giấy tờ tài sản là sổ đỏ đang do tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nắm giữ, thì chủ sở hữu tài sản có quyền lập di chúc để lại thừa kế tài sản hay không? Trong trường hợp người đó muốn lập di chúc tại Văn phòng công chứng thì thủ tục ra sao, có tiến hành được hay không?
Luật Hải Nguyễn và Cộng sự sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về tủ tục này như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
a) Bộ luật dân sự năm 2015;
b) Luật công chứng năm 2014;
II. DI CHÚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN ĐANG THẾ CHẤP
Theo quy định tạikhoản 5, Điều 321 Bộ luật Dân 2015sự quy định về quyền của bên thế chấp như sau: “5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật”.
Pháp luật không cấm bên thế chấp lập di chúc chỉ định người hưởng di sản là tài sản thế chấp, việc bên thế chấp lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp, bởi vì:
– Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế, thì tạiKhoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015có quy định: “1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.
– Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, thì tạikhoản 3 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015có quy định: “3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực”.
Như vậy, trong thời gian tài sản đang dùng để thế chấp, bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì chủ sở hữu tài sản hoàn toàn người có quyền lập di chúc để lại tài sản cho con cái, người thân thích của mình.
III. THỦ TỤC LẬP DI CHÚC
Cơ quan công chứng trước khi chứng thực nội dung di chúc ngoài việc đánh giá tính tự nguyện, tình trạng minh mẫn của người lập di chúc sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu bản gốc các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ tài sản (đối với các tài sản mà Pháp luật quy định phải đăng ký). Trong trường hợp này, chủ sở hữu tài sản thế chấp có thể làm đơn yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đang quản lý giấy tờ gốc cử người mang theo giấy tờ gốc về quyền tài sản thừa kế để Cơ quan công chứng kiểm tra đối chiếu.
Sau khi kiểm tra đối chiếu nếu nội dung di chúc hợp pháp, kiểm tra xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nhân thân, giấy tờ tài sản Cơ quan công chứng sẽ tiến hành thủ tục làm chứng di chúc theo quy định của pháp luật.
IV. THÀNH PHẦN HỒ SƠ
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch;
– CMND + Sổ Hộ Khẩu của người để lại di chúc;
– CMND + Sổ Hộ Khẩu của người nhận di sản;
– Một trong các giấy tờ về tài sản của người để lại di chúc như: GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; GCN quyền sử dụng đất; GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Sổ tiết kiệm; Cổ phiếu, Đăng ký xe ô tô, Xe mô tô và các giấy tờ có giá, các tài sản khác …
– Nội dung định đoạt tài sản của người để lại di chúc.
– Giấy đăng ký kết hôn;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy khám sức khỏe tại BV thể hiện tình trạng sức khỏe của người để lại di chúc.