Nghề công chứng-một nghề nguy hiểm
Thực tế cho thấy rằng nghề công chứng có thể nói là nghề nguy hiểm nhất trong tất cả các nghề luật.
Theo thống kê thì từ khi chúng ta có hoạt động công chứng với sự ra đời của các Phòng công chứng nhà nước cho tới nay đã có 3 công chứng viên chết vì nghề: một công chứng viên chết vì bản án tử hình (việc bản án có chính xác hay ko chúng ta sẽ bàn sau), 2 công chứng viên tự tử vì áp lực trách nhiệm. Các công chứng viên bị truy tố thì rất nhiều, bồi thường thiệt hại cũng rất nhiều.
Một thực tế cho thấy các công chứng viên hiện nay khi hành nghề một thời gian đều ngao ngán trước rủi ro chờ chực và sợ với những hình ảnh tai bay-vạ gió của các đồng nghiệp.
Chúng ta thử phân tích xem tại sao đây lại là một lĩnh vực rủi ro trong khi đó không ít người cho rằng hoạt động công chứng là hoạt động không mấy phức tạp:
– Số lượng công việc quá nhiều, một công chứng viên hàng năm chứng nhận khoảng vài nghìn hợp đồng, giao dịch, họ phải xem xét và quyết định các vấn đề trong vài phút cho một hồ sơ công chứng, đặc biệt với hoạt động công chứng tư hiện nay, để tối đa hóa lợi nhuận, chạy theo số lượng hồ sơ đôi lúc các công chứng viên không có thời gian xem xét hồ sơ thấu đáo dẫn đến sai sót.
– Công chứng của chúng ta không có hệ thống quản lý thông tin, các thông tin không được chia sẻ dẫn đến sai sót.
– Các quy định của quy định pháp luật không rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến có nhiều cách làm khác nhau, và các thẩm phám khi xét xử lại theo quan điểm riêng dẫn đến có hồ sơ khi có tranh chấp bị tuyên vô hiệu.
– Việc hình sự hóa các quan hệ dân sự của cơ quan điều tra, trong các giao dịch dân sự không thể tránh khỏi tranh chấp và công chứng viên với hàng ngàn hồ sơ một năm không tránh sai sót, tuy nhiên thực tế có nhiều quan hệ dân sự bị hình sự hóa (lạm dụng quyền lực) và việc quy trách nhiệm cho công chứng viên là một bài để các bên tranh chấp muốn tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
– Trình độ một số Công chứng viên còn kém, trong bộ phận công chứng viên cả của nhà nươc và đặc biệt công chứng tư hiện nay còn rất kém, không nói có công chứng viên không biết luật và không một ngày làm công chứng, họ được chuyển qua làm công chứng viên từ luật sư, cơ quan điều tra, đa phần họ học luật tại chức, từ xa (kiến thức cơ bản không có), đây cũng là một hạn chế của việc bổ nhiệm công chứng viên hiện nay làm cho chất lượng và uy tín của nghề công chứng bị ảnh hưởng, ngoài ra phải nói đến đạo đức của công chứng viên, đây là lĩnh vực nhạy cảm, hoạt động công chứng liên quan giao dịch lớn, không ít công chứng viên chạy theo lợi nhuân hoặc vì tình cảm bỏ qua các nguyên tắc hành nghề (đặc biệt hiện tượng cho khách hành ký không có sự chứng kiến của công chứng viên, quảng cáo, mở điểm giao dịch trái phép hiện nay trở nên phổ biến hoặc lợi dụng nghề nghiệp trục lợi, tiếp tay lừa đảo.
Hiện nay, câu hỏi làm thế nào để hạn chế rủi ro là một vấn đề đau đầu đối với các công chứng viện.
Liên hệ tư vấn – 0909.399.961