Mua nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền có rủ ro nhưng chỉ cần 1 người ký bán nên thôi kệ!

Mua nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền có rủ ro nhưng chỉ cần 1 người ký bán nên thôi kệ!

Mua nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền có rủ ro  nhưng chỉ cần 1 người ký bán nên thôi kệ! Mua bán mà 2 vợ chồng ký rất phiền ^^

Bàn về hợp đồng ủy quyền thì chắc có nói đến cả ngày cũng không hết chuyện các bác ah. 😛 Thôi em nói tóm tắt ngắn gọn để mọi người dể hình dung. Ai chưa rõ thì có thể đặt câu hỏi ở bên dưới. Vào đề thôi.

Hợp đồng ủy quyền mua bán bds là gì ? là một dạng bên bán ủy quyền cho bên mua toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhà đất, Rõ hơn là bên mua được quyền mua bán, cho tặng, thế chấp, cầm cố … nói  chung tất cả quyền gì mà người đứng tên trên sổ hồng có thì người được ủy quyền sẽ có. Cầm tờ ủy quyền này trong tay thì người mua chính là chủ nhà đất theo một cách nói dân dã nào đó :

Vậy những rủi ro nào có thể gặp phải ?

1. Thứ nhất: Về mặt bản chất mua bán là thật còn hd ủy quyền chẳng qua để hợp thức hóa. Theo luật thì một bên vẫn có thể kiện ra tòa yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền vì hợp đồng này nhằm “che giấu giao dịch mua bán bất động sản”. Nói thêm về thuế. Theo lý thì tui ký bán nhà theo ủy quyền thì tui không phải đóng thuế thu nhập cá nhân mà chỉ có chủ đứng tên trên sổ hồng đóng thuế ^^ nhưng hiện nay ở TP.HCM họ bắt đầu gấp đôi tức là 4% nếu ủy quyền lần 1 và 6% nếu ủy quyền lần 2 ( bên được ủy quyền lại ủy quyền tiếp tục cho người khác) không đóng thì khỏi sang tên nên ai ai cũng phải đóng!!!

2. Thứ 2: Nếu một trong các bên mua hoặc bán trong hợp đồng ủy quyền bị chết, bị tâm thần, bị nghiện ma túy dẫn đến mất 1 phần lý trí thì thì hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên chấm dứt. Lúc đó nhà đất về mặt giấy tờ thì người đứng tên trên sổ mới thật sự là chủ, bên mua tức bên được ủy quyền trong hợp đồng sẽ không còn được quyền ký bán nhà đất đó nữa. Nói thêm là trong trường hợp này do hơp đồng đã bị hủy nên con cháu của người mua bằng hd ủy quyền sẽ không được thừa kế tài sản của cha mẹ họ.

3. Thứ 3: Do đây chỉ đơn giản là hợp đồng ủy quyền nên bên ủy quyền nên một ngày đẹp trời nào đó chủ cũ họ đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì cũng không cấm dc họ vì theo luật họ chỉ cần báo trước cho bên được ủy quyền một thời hạn hợp lý. 

4. Thứ 4 : Nhà đất vẫn còn đứng tên chủ cũ nên nếu chủ cũ thiếu nợ một ai đó hoặc nợ thuế nhà nước thì chủ nợ vẫn có quyền yêu cầu tòa án kê biên tài sản và bán đấu giá thu tiền về trả nợ, tòa không công nhận người được ủy quyền là chủ  mà vẫn xem người đứng tên trên sổ là chủ. Còn việc giao dịch giữa 2 bên thì tòa sẽ xử lý sau nếu mấy ông kiện.

Những lý do khiến người ta vẩn mua nhà bằng hợp đồng ủy quyền ?

… đang viết  tiếp

Vấn đề này cũng đơn giản thôi các bác ah. Chủ yếu là do thủ tục mua bán kiểu này nhanh gọn thôi : 

Thứ nhất chỉ cần 1 người đứa ra mua và cũng chính người đó đứng ra ký bán, mổi lần bán nhà đất phải kéo cả 2 vợ chồng cùng ra ký rất phiền ( về mặt tài sản mua kiểu này thì là không ai biết là tài sản chung hay riêng của vợ chồng, công chứng cũng không cần 2 vợ chồng cùng ký); 

Thứ 2 nữa là nhanh gọn, mua bán kiểu  này chỉ trong 1 một buổi sáng là có thể xong mọi thứ, Không phải chờ đợi ra sang tên hàng tháng trời mất biết bao cơ hội, có ủy quyền trong tay anh muốn bán lại hoặc muốn sang tên cho anh thì anh tự ký không cần đến bên bán. 

Trong giai đoạn thị trường đang nóng như hiện nay thì hình thức mua bán kiểu này được xem là tối ưu, nó thích hợp với các vụ đầu tư lướt sóng. Mua xong trong thời gian ngắn bán lại ngay; 

Thứ 3 là một số trường hợp chưa đủ điều kiện để sang tên sổ hồng nên họ bắt buộc phải ủy quyền.

Lời khuyên dành cho các bác muốn giao dịch bằng hình thức hợp đồng ủy quyền:

1. Mua trong thời gian ngắn dưới 2 năm là bán lại, không bán lại  thì nên làm thủ tục sang tên đừng để lâu. Nhớ photo cmnd va hộ khẩu của người bán để lưu khi cần dùng tới.

2. Thời gian ủy quyền trong hợp đồng nên ghi từ 20 năm trở lên.

3. Tìm hiểu thật rõ về người đứng tên trên sổ hồng, không mua bằng ủy quyền đối với người lạ

4. Trong hợp đồng ủy quyền cần có thêm điều khoản được ủy quyền tiếp cho bên thứ 3. Nhiều trường hợp người mua lại cũng muốn ủy quyền chứ không muốn sang tên ^^.

5. Giữ lại toàn bộ giấy tờ mua bán, nhận tiền không giao bất cứ thứ gì cho bên bán (nếu được)

6. Mọi người chú ý là giờ HCM không cho ủy quyền 1 phần thửa đất hoặc 1 phần căn nhà, ủy quyền thì phải ủy quyền cả sổ, cái này rất quan trong các bác chú ý nhé!

7. Giữ lại tiền thuế người bán phải nộp là 2% trên giá trị căn nhà hoặc lô đất vì sau này mình bán cho người khác thì thuế phải nộp là 4% chứ không phải 2%,thuế nó tính là bán 2 lần. Còn giá trị căn nhà bao nhiêu thì các bác phải xem lại hồ sơ nộp thuế cũ của căn nhà đó, nếu bị mất phải yêu cầu chủ ra chi cục thuế làm thủ tục trích lục hồ sơ.

Thật ra nói về luật này luật nọ thì nghe thấy sợ nhưng trên thực tế ở đâu em không rành chứ xã Nhơn Đức – Nhà Bè thì trước giờ chưa có bất kỳ vụ kiện tụng hay tranh chấp, phát mãi tài sản gì có liên quan đến mua nhà đất bằng hd ủy quyền, kể cả mua nhà đất bằng giấy tay. Trong khi đó mua nhà đồng sỡ hữu và mua nhà đất có sổ hồng công chứng đàng hoàng thì số vụ bị lừa, bị dính tranh chấp hoặc phải kéo nhau ra tòa lại rất rất nhiều. Làm nhà đất ngoài cái duyên với đất còn phải có cái tâm các bác ah. Nhiều lúc quá dể dàng thì rắc rối sẽ xẩy đến nhưng nhiều lúc quá cẩn thận thì cơ hộ lại trôi qua mất. Mua bán nhà đất phải nhanh gọn và dứt khoát chứ cứ cà nhây thì người ta chỉ làm với mình 1 lần thôi ^^.

admin