Dịch thuật công chứng là việc chứng thực chữ ký người dịch của Phòng tư pháp Quận, Huyện hoặc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng. Như vậy, có 2 hình thức dịch thuật công chứng:
- Chứng thực bản dịch tại UBND Quận, Huyện thường gọi là dịch thuật công chứng tư pháp. Có tên thường gọi này vì việc chứng thực bản dịch thực hiện bởi phòng tư pháp Quận, Huyện. Dịch thuật công chứng tư pháp là việc phòng tư pháp chứng thực cộng tác viên đã dịch và cam kết dịch chính xác từ văn bản gốc sang tiếng nước ngoài. Cộng tác viên ở đây là người đủ khả năng, trình độ dịch thuật. Được cơ quan nhà nước kiểm tra trình độ và ký hợp đồng cộng tác viên.
- Công chứng bản dịch tại Văn phòng công chứng là việc công chứng viên công chứng bản dịch.
Bản chất, 2 hình thức này là khác nhau. UBND quận huyện chỉ chứng thực chữ ký của người dịch trên bản dịch chứ không chịu trách nhiệm về nội dung dịch thuật. Công chứng viên công chứng bản dịch sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch. Tuy nhiên, giá trị sử dụng và pháp lý của hai bản chứng này là như nhau.
Tại sao phải dịch thuật công chứng?
Một số giao dịch, hồ sơ bắt buộc phải dịch thuật công chứng. Dù không có quy định thì hồ sơ dịch thuật công chứng cũng có độ tin tưởng cao hơn. Bởi lẽ, được quy định và giám sát bởi nhà nước.
Muốn dịch thuật công chứng được, tài liệu phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang phải đóng dấu giáp lai. Với tài liệu của các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp. Trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó.
Tự dịch thuật công chứng được không?
Trường hợp có bằng đại học chuyên ngành ngoại ngữ: được dịch thuật công chứng hồ sơ với mục đích cá nhân. Khi công chứng mang theo tài liệu gốc, bản photo tài liệu gốc, bản dịch, giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ liên quan.
Tất cả trường hợp khác: chỉ được dịch thuật công chứng khi trở thành công tác viên dịch thuật của phòng tư pháp. Để trở thành cộng tác viên dịch thuật tại phòng tư pháp, ứng viên phải tham gia đăng ký khi phòng tư pháp có nhu cầu tuyển cộng tác viên. Sau khi đăng ký, trải qua kỳ thi sát hạch về trình độ ngoại ngữ, nếu trúng tuyển, ứng viên sẽ được ký hợp đồng cộng tác viên.
Dịch thuật công chứng ở đâu?
Dịch thuật công chứng tư pháp
- Trực tiếp ở UBND Quận, Huyện: chú ý là phí dịch thuật cao, thời gian dịch thuật lâu. Thông thường dịch tiếng anh là 100 ngàn một trang, thời gian xử lý hồ sơ tối thiểu 3 ngày.
- Các công ty, dịch vụ dịch thuật: thời gian giải quyết nhanh và chi phí tiết kiệm hơn. Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng lại rất thực tế. Có thể hiểu đơn giản, UBND quận, huyện chỉ là đơn vị quản lý. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người dịch (cộng tác viên) lên nhận hồ sơ, mang về dịch thuật. Dịch thuật xong, người dịch mang hồ sơ lên UBND công chứng. Phí dịch thuật là do nhà nước quy định bao gồm cả chi phí quản lý cộng tác viên. Quy trình giao nhận phức tạp nên thời gian lâu. Công ty, dịch vụ dịch thuật là nơi người dịch (cộng tác viên) làm việc, trực tiếp nhận hồ sơ và dịch thuật. Người dịch mang hồ sơ lên UBND công chứng. Vì vậy, tiết kiệm được thời gian giao nhận hồ sơ. Phí dịch thuật công chứng, phương thức giao nhận, dịch vụ khách hàng dựa theo nguyên tắc thị trường nên cũng hợp lý hơn.
Công chứng bản dịch:
Công chứng bản dịch được thực hiện tại văn phòng công chứng. Ưu điểm của hình thức này là thời gian xử lý nhanh. Nhược điểm là chi phí cao hơn dịch thuật công chứng tư pháp.
Hy vọng những chia sẻ về dịch thuật công chứng sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc của mình. Mọi đóng góp phản hồi vui lòng để lại comment.