Thủ tục hủy hợp đồng đã được công chứng

Bạn đang phân vân là khi bạn đã ký một hợp đồng mua bán ở bên công chứng viên hoặc một cơ quan công chứng có thẩm quyền nhưng bây giờ muốn hủy hợp đồng đã được công chứng này thì có được hay không? Và bạn không biết Thủ tục hủy hợp đồng đã được công chứng như thế nào, đến đâu thì có thể làm được thủ tục này, chi phí bảo nhiêu? Hãy đến với chúng tôi – Công ty luật TNHH Trí Hùng & Cộng sự- Chúng tôi có liên kết với một văn phòng công chứng có đầy đủ thẩm quyền cùng với đội ngũ luật sư, công chứng viên giàu kinh nghiệm có thể tư vấn cho bạn một cách chi tiết và miễn phí cho bạn về trình tự thủ tục hủy hợp đồng đã được công chứng.

Căn cứ Khoản 1 và 2 của Điều 44, Luật công chứng năm 2007 thì:

“1. Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng.

2. Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch.

3. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương IV của Luật Công chứng.”

Cách thức thực hiện:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ chức hành nghề công chứng

– Ký hợp đồng công chứng tại trụ sở hoặc ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Thành phần hồ sơ:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (theo mẫu quy định)

– Dự thảo hủy bỏ hợp đồng, giao dịch(trường hợp tự soạn thảo);

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì  phải xuất trình bản chính để đối chiếu.