Định đoạt tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng

Định đoạt tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng

Chồng chết không để lại di chúc thì vợ có quyền lập di chúc để lại số tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng cho người con gái đang nuôi dưỡng mình không?

Nội dung cần tư vấn: Thưa luật sư, cho phép tôi hỏi về làm thủ tục thừ kế như sau: Ông bà tôi có 7 người con, năm 2003 ông nội tôi mất không để lại di chúc, năm 2004 có 1 người con trai của ông mất (Con trai ông có 2 người con). Tài sản chung của ông bà là 01 ngôi nhà. Hiện tại ông bà còn có 1 người con gái không lấy chồng và hiện tại là người đang nuôi dưỡng bà tôi. Còn có 2 người con trai tranh chấp ngôi nhà đó. Vậy luật sư cho tôi hỏi là trường hợp trên thì bà tôi có thể làm di chúc phần tài sản (1/2 số tài sản chung của ông bà) cho cô con gái đang nuôi dưỡng bà không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Vì ông nội của bạn mất năm 2003 nên căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định:

Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng

2. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản.

…”

Trường hợp nếu tài sản đó là tài sản chung của ông bà bạn thì bà bạn có quyền sở hữu ½ tài sản đó. Do vậy, bà bạn có quyền định đoạt ½ khối tài sản đó. Đồng thời bà bạn sẽ được hưởng thừa kế của ông bạn (hưởng 1 suất thừa kế).

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại, bà của bạn muốn lập di chúc để lại số tài sản của mình (1/2 số tài sản chung của ông bà bạn + phần được hưởng thừa kế) cho người con gái đang nuôi dưỡng bà. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 631, Điều 647 và Điều 648 Bộ luật Dân sự 2005:

“Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

“Điều 647. Người lập di chúc

1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

…”

“Điều 648.Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

…”

Như vậy, theo các quy định trên, nếu bà của bạn không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì bà của bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại số tài sản của bà cho người con gái đang nuôi dưỡng bà thừa kế.

admin