Trả lời:  Cảm ơn Quý Khách đã gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Thục và Cộng sự. Đối với các yêu cầu tư vấn của Quý Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, Văn phòng Luật sư Thục và Cộng sự có một số trao đổi như sau:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 609 BLDS 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Do đó theo quy định cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người khác (theo di chúc hoặc theo pháp luật). Mỗi các nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

  • Đối với thừa kế theo di chúc:

Tại Điều 626 BLDS 2015 quy định về quyền của người lập di chúc. Theo đó, người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Xét trên quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo đó các hàng thừa kế được quy định theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c)  Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu

 […………..]

Như vậy, pháp luật về thừa kế không giới hạn người để lại di sản phải bắt buộc để lại cho người đang sinh sống trong nước hay người đang sinh sống ở nước ngoài. Do đó người để lại di sản có thể để lại di sản của mình cho người đang sinh sống ở nước ngoài theo di chúc. Trường hợp nếu người đang sinh sống ở nước ngoài thuộc các hàng thừa kế được nêu trên thì người này cũng được thừa kế theo pháp luật (nếu không có di chúc, di chúc không hợp lệ) trừ trường hợp không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Văn phòng Luật sư Thục và Cộng sự liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của Văn phòng Luật sư Thục và Cộng sự sẽ hữu ích cho Quý Khách.