Huế Xưa – Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

Huế Xưa – Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).
Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức – một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.
Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Khiêm Cung Ký).

Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Nhưng sau khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.
Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường.
Photobucket

* Trục thứ nhất: Dũ Khiêm Tạ – Khiêm Cung Môn – Hoà Khiêm Điện – Lương Khiêm Điện (với Ôn Khiêm Đường và Minh Khiêm Đường đíi xứng hai bên) – Ích Khiêm Các
* Trục thứ hai: Bi Đình – Hồ Tiểu Khiêm – Mộ vua Tự Đức

Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Ở đó quanh năm có suối chảy, thông reo, muôn chim ca hát. Yếu tố được tôn trọng triệt để trong lăng Tự Đức là sự hài hòa của đường nét. Không có những con đường thẳng tắp, đầy góc cạnh như các kiến trúc khác, thay vào đó là con đường lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ và đột ngột khuất vào những hàng cây sứ đại thụ ở gần lăng Hoàng hậu Lệ Thiên Anh. Sự sáng tạo của con người hài hòa với cảnh quan tự nhiên tạo nên một khung cảnh thơ mộng, diễm lệ. Trong cái quyến rũ của mây nước, hương hoa đó, người ta như quên đi rằng đó là lăng tẩm của một người quá cố mà ngỡ là thiên đường của cỏ cây, của thi ca và mộng tưởng…

Lang Tu Duc (16)

Tường thành và cửa vào lăng

Lang Tu Duc (10)

Cửa Vụ Khiêm

Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, du khách đi trên con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Thoạt tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn – một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Hồ Lưu Khiêm nguyên là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ. Đó là yếu tố “minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”, đồng thời là nơi để thả hoa sen tạo cảnh. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm TạDũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách… Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm Do Khiêm bắt qua hồ dẫn người ta đến đồi thông bạt ngàn và đảo xanh ngát hương cỏ hoa, như đưa họ sang thế giới thần tiên, mộng ảo ngay giữa chốn đời thường.

Lang Tu Duc (30)
Đường từ cửa Vụ Khiêm men theo hồ Lưu Khiêm

Lang Tu Duc (32)
Hồ Lưu Khiêm nguyên là một con suối được đào rộng để trồng sen

Lang Tu Duc (8)

Lang Tu Duc (27)
Xung Khiêm Tạ là ngôi nhà tọa lạc trên mặt hồ…

Lang Tu Duc (24)

… nơi vua đến ngắm sen, đọc sách , làm thơ

53

Người Pháp gọi Xung Khiêm Tạ là maison d’ete (nhà nghỉ hè)

Lang Tu Duc (3)

 hoặc pavilon de plaisance (lầu thưởng ngoạn)

Lang Tu Duc (38)

Xung Khiêm tạ có hai cầu thang bắc xuống đầm sen. Bên trái bức ảnh là Dũ Khiêm Tạ. Phía sau là cầu Tuần Khiêm khi còn là cây cầu gỗ

Lang Tu Duc (23)
Các bậc của Dũ Khiêm Tạ dẫn xuống sát mặt nước

Lang Tu Duc (25)

Mái lầu Xung Khiêm Tạ và đảo Tịnh Khiêm, nơi có những hang nuôi thú hiếm. Một đoạn lan can cầu Tuần Khiêm lọt vào góc trái bức ảnh.

Lang Tu Duc (6)

Xung Khiêm Tạ phía đồi thông. Những lá sen trên mặt hồ bị người thợ ảnh tô mầu tùy tiện làm mất cảm giác về mặt hồ phía trước

Lang Tu Duc (26)

Cùng góc chụp với ảnh trên. Chú thích Le Pavillon des Bains / Maison de bain (nơi tắm).

55

Có thể là một trong hai cây cầu Tiễn Khiêm hoặc Do Khiêm (?) hoặc cầu Tuần Khiêm nhìn từ Xung Khiêm Tạ, vì trụ biểu của Bi Đình lọt vào khuôn hình.

Lang Tu Duc (7)

Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường – nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.

Lang Tu Duc (14)

Đảo Tịnh Khiêm và mái lầu Xung Khiêm Tạ nhìn từ bờ bên này hồ Lưu Khiêm

Lang Tu Duc (36)


Trục thứ nhất của lăng: Dũ Khiêm Tạ, Khiêm Cung Môn, và lấp ló mái Hoà Khiêm Điện

Lang Tu Duc (21)

Ngoài đảo Tịnh Khiêm và Xung Khiêm Tạ, khuôn hình mở rộng thu vào cả hai trục kiến trúc của lăng: Dũ Khiêm Tạ – Khiêm Cung Môn –  Hoà Khiêm Điện của trục thứ nhất và Bi Đình cùng hai trụ biểu của trục thứ hai 

Lang Tu Duc (39)

54

Lang Tu Duc (20)

Lang Tu Duc (9)

Ra khỏi khu vực tẩm điện, du khách theo con đường quanh co dẫn sang khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do nhà vua soạn thảo. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình. Tự Đức muốn dùng tấm bia khổng lồ đó để kể công và nhận tội trước lịch sử. Ông tự nhận tội mình: “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả…” và ông nhường cho sử sách đời sau đánh giá công, tội của mình. Tiếp sau tấm bia kia, hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy và tài đức của nhà vua cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội, thì đúng là Tự Đức thật chu toàn đối với việc đón nhận cái chết. Mới hay, Tự Đức là hiện thân sự thâm thúy siêu tuyệt của Nho gia! Giờ đây, yên nghỉ trong ngôi nhà bằng đá bên trong Bửu Thành, giữa một rừng thông vi vu gió lộng hẳn nhà vua hoàn toàn mãn nguyện với sự dàn xếp, lựa chọn cho cái chết của mình.

Lang Tu Duc (12)

Trục thứ hai của lăng. Từ vị trí này đã nhận ra sân Bái Đình với hai hàng tượng đá, Bi Đình và hai cột trụ biểu.

Lang Tu Duc (33)

Những lá sen ở mép dưới của ảnh cho biết cận cảnh là kè đá hồ Lưu Khiêm

Lang Tu Duc (1)

Cây  cảnh trong lăng

Lang Tu Duc (22)

Voi, ngựa, quan văn võ trên sân Bái Đình. Lưu ý: ảnh xếp theo trình tự không gian. Nếu đặt theo thời gian sẽ thấy bức ảnh này chụp sau vì không thấy cây đại phái bên trái

Lang Tu Duc

Hàng tượng đá nhìn từ Bi Đình

Lang Tu Duc (11)

Tấm bia trong Bi Đình cho biết ảnh được chụp từ mặt. Lấp ló phía xa mái khu điện thờ

56


Lang Tu Duc (18)
Lang Tu Duc (28)

Lang Tu Duc (5)

Lang Tu Duc (2)

Các bức ảnh chụp Bi Đình mặt trước (nhìn về hồ)

Lang Tu Duc (19)

Lang Tu Duc (29)

Tấm bia kể công và nhận tội trước lịch sử của Tự Đức.

Lang Tu Duc (37)

Mặt sau Bi Đình (hướng về phía mộ vua)

Lang Tu Duc (31)

Một trong hai trụ biểu biểu tượng của quyền uy và tài đức 

Lang Tu Duc (34)

Góc chụp từ hồ Tiểu Khiêm

Lang Tu Duc (17)

Toàn cảnh Bi Đình và cổng vào mộ vua

57

Mộ vua Tự Đức nằm sau bức tường và vòm cổng này

Lang Tu Duc (15)

Lang Tu Duc (35)

Lang Tu Duc (4)

Ông vua thi sĩ đã nằm xuống giữa một không gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng thể kiến trúc trác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời sau mỗi khi đứng trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câu thơ đề tặng “ngôi nhà vĩnh cửu” của vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡng mộ:“Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.

Trần Đức Anh Sơn

Trong khuôn viên lăng Tự Đức (khiêm Lăng) có lăng mộ Hoàng hậu Lệ Thiên Anh (Khiêm Thọ Lăng)  và lăng mộ vua Kiến Phúc, con nuôi vua Tự Đức (Bồi Lăng).

58

Hoàng hậu Lệ Thiên Anh, tên huý là Vũ Thị Duyên, sinh ngày 26/6/1826, là con gái của Vũ Xuân Cẩn, lúc nhỏ được xinh đẹp, hay chữ, được phong làm Cần Phi. Năm 1870, được phong làm Hoàng Quí Phi. Sau khi vua Tự Đức qua đời, bà được di chiếu làm Hoàng hậu, nhưng bà từ chối và về Khiêm Lăng lo việc thờ tự nhà vua.

620_0021

Bà mất năm 1902, được phong làm Lệ Thiên Anh Hoàng hậu, táng tại Khiêm Lăng. Lăng nằm ở đầu nguồn suối Lưu Khiêm, bên trái Khiêm Lăng. (Ảnh hiện tại)

739_0021

Lăng vua Kiến Phuc (Bồi Lăng). Xem thêm chi tiết

admin