Chiều dài của sông Lô chảy trên lãnh thổ Việt Nam là 274 km. Nếu đoạn từ thị xã Tuyên Quang đến thị xã Hà Giang chỉ các tàu thuyền có tải trọng nhỏ có thể tham gia vận tải được vào mùa mưa thì đoạn dài 156 km từ ngã ba Việt Trì đến cảng Tuyên Quang các loại tàu thuyền có tải trọng 100 đến 150 tấn có thể hoạt động được cả hai mùa. Người Pháp đã nhận thấy vị trí chiến lược của Tuyên Quang đối với hoạt động thủy quân.
Các bức bưu ảnh trong entrry này được chụp vào những năm đầu của thế kỉ XX, non nửa thế kỉ trước khi diễn ra những trận đánh máu nhuộm đỏ dòng dòng Lô, biến Tuyên Quang thành một nghĩa địa khổng lồ đối với binh sĩ Pháp
Sông Lô đoạn chảy qua thị xã Tuyên Quang nhìn về thượng nguồn. Thị xã nằm hai bên bờ sông, được che chắn bởi các dãy núi cao và xen kẽ nhiều đồi núi thấp.
Dáng núi, dáng sông ấy hơn 100 năm về trước
Núi Dùm, sông Lô với “sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u…
Bến sông với thuyền bè lợp lá gồi đặc trưng của vùng Việt Bắc. Mã số 605 Bis cho biết ảnh được chụp cùng thời điểm với bức trên.
Ngôi nhà kiến trúc Pháp mầu trắng nổi bật trên bến. Nhờ nó ta dễ dàng xác định vị trí của các công trình trong các bức ảnh kế tiếp.
Bè gỗ trên sông
Toàn cảnh thị xã phía hạ lưu. Ngôi nhà màu trắng tách biệt khỏi khu làng. Con đường dọc sông dẫn về phía doanh trại lính Pháp trong thành cổ
Dòng sông, trạm quân y và ngôi làng nhìn từ một cao điểm. Ảnh được chụp vào thời gian sớm hơn khi chưa có ngôi nhà mầu trắng trên bến, khu trại lính và con đường ven sông chưa bị khuất bới cây xanh, ngôi làng lụp xụp với những dãy nhà tranh tre vách đất.
Hướng khác khu trại lính. Thành cổ Tuyên Quang án ngữ trên bờ sông Lô và trục giao thông thuỷ bộ. Khu vực này ngày nay là dưới chân cầu Nông Tiến, địa phận tổ 8, phường Tân Quang.
Thành được xây dựng từ năm 1592, dưới thời nhà Mạc, với cấu trúc hình vuông, mỗi bề tường dài 275m, cao 3,5m, dày 0,8m được xây bằng loại gạch kích thước lớn, rất rắn làm từ loại đất có nhiều quặng sắt. Ở giữa mỗi mặt thành có một cổng hình bán nguyệt, trên cửa xây tháp, mái ngói. Bao quanh thành là hào nước sâu. Thổ Sơn (núi đất) nằm gọn trong thành, cao 50 m, dốc đứng, với 193 bậc đá dẫn tới đỉnh, kiếm soát phạm vi rất rộng. Ảnh chụp trước năm 1905 cho thấy thành còn khá nguyên vẹn khi người Pháp đóng quân ở đây. Có thể đây là Cửa Đông khống chế đường bộ duy nhất thới đó và tuyến đường thuỷ quan trọng sông Lô.
Thời gian khác. Ghi chú trên ảnh là thành cổ TuyênQuang, nhưng không còn thấy dấu vết của cổng hay tường hành. Một dãy tường rào ngăn cách trại lính với con đường bên sông.
Chưa thấy câu cầu nào trong các bức ảnh này. Sau này trong quá trình phát triển thị xã, một số trục đường chạy qua thành cổ khiến thành bị chia cắt, biến cổng phía Tây thành một đảo giao thông
Toàn cảnh thị xã. Khu làng (viilage) lụp xụp xưa giờ biến thành một thị xã (ville) khang trang. Ngôi nhà trắng trên bến vẫn thấy rõ ở góc chụp này
Từ thị xã nhìn lên núi Dùm bên kia sông có thể thấy rõ một đồn canh của Pháp. Bóng dáng của nó, tuy mờ nhưng có thể thấy từ bức ảnh đầu entry
Trại lính mọc lên trên những cao điểm
Nhà thờ xứ nằm trên một ngọn đồi
Nhà thờ xứ
Khách sạn Baud
Xe kéo
Một sĩ quan Pháp
Trại lính vệ binh bản xứ
Mỏ Yên Lĩnh. Cây cầu qua khe có tên là Cá Sấu
Tư bản Pháp khai thác tài nguyên nơi đây. Hình ảnh hầm khai thác quặng tại mỏ Yên Lĩnh
Lò tuyển quặng
Một phụ nữ
Trai gái người dân tộc
Thiếu nữ Mán ở Tuyên Quang
Giới thiệu khèn Mán
Gia đình người Mán. Người chụp cố ý sắp xếp thế đứng của các nhân vật để giới thiệu trang phục của họ.
Bữa ăn của người dân. Ảnh được chụp thời kì chiến tranh Pháp – Thanh (1884 -1885)