Ngày Xưa Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng
Sau khi chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Đường sắt là phương tiện chuyên chở chủ yếu. Để nối Hà Nội với Hải Phòng, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt dài 102km nối liền hai thành phố này. Ngày 16-6-1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác và kèm theo đó là sự ra đời của ga Hải Phòng.
Ngày 5-6-1901, Toàn quyền Đông Dương và tập đoàn tư bản tài chính Pháp ký kết bản Quy ước về việc xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam. Tập đoàn tư bản tài chính này gồm: Ngân hàng Đông Dương, Chiết khấu Ngân hàng Quốc gia Paris, Tổng công ty Phát triển thương mại và Kỹ nghệ Pháp quốc, Tổng công ty Ngân hàng kỹ nghệ và thương mại. Nội dung bản quy ước nêu rõ: Đoạn đường Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai do Chính phủ Đông Dương xây dựng. Khi hoàn thành, công trình được chuyển giao cho tập đoàn tư bản tài chính để khai thác và chia lợi nhuận với Chính phủ Đông Dương. Trước ngày l- 4-1903, đoạn Hải Phòng – Hà Nội phải hoàn thành; đoạn Hà Nội – Lào Cai phải bàn giao trước 1- 4-1905…
Trụ quay đặt ở mố giữa cầu, bằng hệ thống ròng rọc, lúc đầu do 5, 6 người quay bằng tay.
Năm 1951 cầu Quay Hải Phòng đổi thành cầu Hoa Lư, đến năm 1954 đổi là cầu Tam Bạc.
Có khá nhiều bưu ảnh đa dạng về góc chụp miêu tả hoạt động của cầu
Là ga cuối vận chuyển hành khách, nhưng với chức năng vận chuyển hàng hóa, ga hải Phòng còn có tuyến đường sắt chạy đến cảng Hải Phòng chở hàng hóa từ cảng đến các vùng sâu trong nội địa của Việt Nam và Vân Nam Trung Quốc.
Đường phố trước ga được quy hoạch gọn gẽ với hệ thống đèn chiếu sáng công cộng
Nếu để ý sẽ thấy các cột đèn trên ga khác nhau qua các thời kì