Người lính Việt trong Thế Chiến thứ nhất (3)

Người lính Việt trong Thế Chiến thứ nhất (3)

Số lượng lính Việt tham gia Thế chiến Thứ nhất là bao nhiêu? Theo Trang thông tin Blâmon của vùng Lorraine:  Vào đầu năm 1916, một số tiểu đoàn bộ binh Đông Dương (với tổng số 43.430 lính tập) tham gia chiến tranh cùng nước Pháp.  Số lượng lính thợ Đông Dương là 48.991 chủ yếu phân bổ cho các nhà máy vũ khí. Thông tin trên trang và những bức bưu ảnh những người lính Việt trong Thế Chiến thứ nhất 1914-1917

1.Tiểu đoàn 1 lính bộ binh Đông Dương

Tiểu đoàn này tham chiến ở khu vực Balkan, đổ bộ xuống Salonika (Hy Lạp) ngày 10/5/1916 và quay lại cảng này ngày 31/1/1919.
2. Tiểu đoàn 2 lính bộ binh Đông Dương
Đến Salonika ngày 17/5/1916, tiểu đoàn tham chiến ở Balkans đến tháng 5 năm 1919.
3. Tiểu đoàn 3 lính bộ binh Đông Dương

Đến Marseille ngày 20/6/1916, tiểu đoàn trở lại đó bằng tầu ngày 11/02/1919, không hề bị tổn thất nào trên chiến trường Lorraine.

 

006_001

 

Thành phố Toulouse thời kì chiến tranh. Những người lính An Nam đặt chân đến ga Matabiau. Quân tư trang đựng trong cái bao bố.  

 

129_001

 

Người vác, người đeo, người đội trên đầu bắt đầu hành trình chiến đấu vì nước Pháp
217_001

4. Tiểu đoàn 6 lính bộ binh Đông Dương

Đóng ở Rethel trong thời gian đình chiến, chưa hề đặt chân vào vùng Lorraine cho đến khi giải thể ngày 26/01/1919.
5. Tiểu đoàn 7 lính bộ binh Đông Dương
Đổ bộ xuống Marseille ngày 05/10/1916, tiểu đoàn bắt đầu tham chiến trên chiến trường Vosges ngày 15/06/1917. Sau thời gian hoạt động chủ yếu ở La Chapelotte, Moyenmoutier, Pierre Percee, tháng 1 năm 1918 tiểu đoàn giành thắng lợi trên mặt trận Marne. Ngày 26 tháng 8 tiểu đoàn trở lại Remiremont. Ở Baccarat ngày 13 tháng 9, tiểu đoàn triển khai trong khu vực Vacqueville-Badonviller. Ngày 10 tháng 11 tiểu đoàn được lệnh chuyển đến Luneville đề phòng khả năng tấn công khu vực rừng Parroy trong trường hợp lệnh đình chiến vi phạm. Ngày 12 tiểu đoàn trở lại Fontenoy la Joust, sau đó là Nompatelize vào ngày 17 và giành thắng lợi ở thung lũng Alsace. Sau khi trở về từ Vosges vào tháng 1 năm 1919, ngày 17 tháng 2 tiểu đoàn hướng về Marseille, nơi nó lên tầu vào ngày 15 tháng 3.
6. Tiểu đoàn 11 lính bộ binh Đông Dương
Ngày 07/06/1917, tiểu đoàn 11 (gồm 9 sĩ quan, 44 binh sĩ châu Âu và 1309 lính bản địa rời Hải Phòng ngày 21/4/1916) đến Baccarat, và được lệnh của Sở chỉ huy thông tin liên lạc tuyến 1, quân đoàn 8 nơi 800 lính tập đào các đường hào đặt ngầm hệ thống điện tín, điện thoại. Khu vực trú quân là các vùng Brouville, Bertichamps, Vacqueville, Reherrey cho đến ngày 19 tháng 8 lúc tiểu đoàn được phân bổ về các khu vực Rừng Banal, St Martin (Notre Dame de Lorette) Herbéviller. Sau khi di chuyển ở các khu vực này, ngày 15/10/1917 tiểu đoàn được tập hợp lại ở Baccarat để tham gia lao động ở Affracourt, Toul, Portieux Luneville …
7. Tiểu đoàn 12 lính bộ binh Đông Dương
Có vẻ như tiểu đoàn này chưa bao giờ hoạt động ở Blâmontois.

Hồ sơ của tiểu đoàn có nhiều giấy khen do các xã trưởng cấp cho các hành vi tốt của lính tập: Compertrix (15/10 đến 13/11/1916), Souilly (tháng 5 năm 1919), Autrécourt (từ 22/9/1918 đến 06/05/1919) Fleury sur Ain (6/4/1919), Nicey (30/4 đến 1/10/1918), Veuhaulles (11/8 đến 29/9/1918), Daucourt (19/6/1917 đến 13/7/1917), Saponay (25/4 đến 18/6/1917), Vaires sur Marne (06/11/1916 đến 24/4/1917), Autrécourt (10/7 đến 22/9/1916).

12

Lính tập tập điều lệnh ngoài trời tuyết

 

Copy of 537-123

 

Trước giờ diễu binh

 

283_001 
Tiểu đoàn 18 lính bộ binh Đông Dương – Tiểu đoàn 18 Lính tập Đông Dương. Cờ hiệu của tiểu đoàn và các đại đội. Chỉ huy tiểu đoàn và viên sỹ quan cấp phó 
675_001
Những lá cờ lệnh tiểu đoàn và đại đội

 

479_001

 

Lính tập trong buổi lễ trao tặng huân chương

 

565_001
299_001

8. Tiểu đoàn 13 lính bộ binh Đông Dương

Tiểu đoàn chịu tổn thất khi tiến vào vùng Calais và Somme hồi tháng 9 năm 1916 khi đảm nhiệm các công việc khác nhau. Tiểu đoàn không đặt chân đến vùng Lorraine cho đến khi giải thể ngày 05/06/1919.
Hồ sơ tiểu đoàn 13 kể về hành trình kinh hoàng đến Pháp của 1023 người đàn ông xuống tầu tại Hải Phòng vào ngày 29/03/1916. Vào ngày 30/03 một lính tập bị chết trên tàu vì bệnh tả. Ngày 3/04 tiểu đoàn cập cảng ở Sài Gòn, hai lính tập bị chết ngày 5, một vì uốn ván, một vì bệnh tả, và ngày 15 lại thêm một trường hợp tử vong vì uốn ván.
Đến ngày 19/4, sau 15 ngày bị cách ly, với “sức khỏe đã bình phục” tiểu đoàn bắt đầu rời khỏi bệnh viện ở Sài Gòn “1 người Âu, 33 người bản địa”. Ngày 20/04, 1268 lính thợ bản xứ lên thêm con tầu này, trong tài liệu lưu trữ có báo cáo ngày 02/06/1916 của đại úy Shepherd:
“Ngay từ những ngày đầu tiên của hành trình, con số này rõ ràng là quá lớn. Lính tập ở các sàn tầu tầng 1 và 2 phía trước thì khá ổn, nhưng ở các sàn 3 và 4 và dọc sàn boong phía sau dành cho lính thợ thì chật chội hơn nhiều. Nhiệt độ gần phòng máy ít nhất là 40°, sàn bong rất tối khiến cho việc giám sát khó khăn đến mức không thể. Thêm nữa, các tầng phía sau đã chật chội, lộn xộn một phần vì gia súc, phần khác vì nhà bếp và nhà vệ sinh án ngữ chặn lối lính thợ leo lên trên để thở; 200 người trong số khoảng 1200 chen chúc trong khoang đuôi tầu.
Bếp – được đặt trên mạn trái boong tàu chiếm hầu hết không gian và vẫn còn quá nhỏ. Việc phân phát bữa ăn rất mất thời gian và khó khăn, không thể nấu nổi một lượng cơm cần thiết một lúc, cơm thường bị sống, đôi khi bị cháy khê. Ngoài ra, nồi gang thì rất mỏng, sau 3 hoặc 4 ngày đã có 2 cái bị hỏng không sử dụng được, phải thay thế khi tới cảng Colombo. Từ Colombo đến Suez, ba cái khác lại bị hỏng. Trong hầu hết thời gian chuyến đi, chúng tôi phải đảm bảo cho nhà bếp có ba hoặc ít nhất là hai nồi, vậy mà việc chia cơm  trưa thường xuyên đến 14 giờ mới xong, và buổi tối phải đến 22 giờ.
Nhà vệ sinh – Số chỗ hoàn toàn không đủ cho lượng người. Đầu ngày đám người đàn ông tụ đông gần đó và nhiều người đã không thể ngăn được việc xả bậy bên ngoài thậm chí trong sàn tầu. Những người khác tìm kiếm chỗ khuất bất chấp việc có thể rơi xuống biển vì chuyện thiếu chỗ đi vệ sinh.”
Ngày 30/04: 1 người chết vì tả. Đến cảng Colombo.
Ngày 01/05: 1 người chết vì kiết lỵ.
Ngày 03/05: Tầu tiếp tục hành trình từ Colombo
Dịch tả bắt đầu hoành hành: một người chết ngày 4, một người chết ngày 5, hai người chết ngày 6, một người chết ngày 8, một người chết ngày 13, một người chết ngày 14, một người chết ngày 16.
Sau hai ngày nóng dữ dội ở vùng Biển Đỏ, 4 ca tử vong ngày 17.
Ngày 18, tàu đến Suez: 4 trường hợp tử vong ngày 18, bốn người ngày 19, và 6 tử thi không thể đưa lên bờ sau 24 giờ trên tàu. Hai người chết vì tả thả trôi ra biển …
Tàu di chuyển vào khu vực cách ly của hải cảng Tor trong vịnh Suez, thêm 3 ca tử vong mới.
Đến tối ngày 25/5, kể từ khi rời Sài Gòn thống kê đã có 9 lính tập chết (7 trường hợp vì bệnh tả) và 90 lính thợ chết (73 trường hợp vì bệnh tả).
Ngày 12/06/1916, con số thống kê đã có 12 lính tập và 104 lính thợ thiệt mạng, 226 trường hợp đang điều trị.
Ngày 18/06, quân số không rời khỏi tầu là 61 người Âu, 957 lính bản địa và 1.044 lính thợ. Ngày 29/06, tàu cập cảng Bizerte: trong hải trình này một lính tập và 9 lính thợ bị chết, trong đó 7 trường hợp là vì bệnh tê phù (beri-beri). 
Từ ngày 30/06 đến ngày 6/07 có 165 bệnh nhân bị quai bị hoặc tê phù phải lên bờ. Số tử vong tính từ thời điểm rời Sài Gòn là 1 người Âu, 13 lính tập, 115 lính thợ. 

Ngày 06/07 tầu rời cảng Bizerte và đến Marseille vào ngày 9/07.

 

16

 

Lính tập chơi trò kéo co tay

 

727_001

 

Lính tập chơi trò cưỡi ngựa ném bóng

 

740_001

 Đội bóng đá của lính tập

743_001
 Quân nhạc trong quân trường

736_001

9. Tiểu đoàn 14 lính bộ binh Đông Dương

Đóng ở Artois và Champagne, đến thời điểm giải thể ngày 05/06/1919 tiểu đoàn không xuất hiện tại vùng Lorraine.
10. Tiểu đoàn 16 lính bộ binh Đông Dương
Ngày 25/02/1917, một đơn vị 250 người lính gồm có 6 trung sĩ bản địa và 9 hạ sĩ đến khu vực Nancy đảm nhiệm phần việc xe máy. Ngoài đơn vị này, đến thời điểm giải thể ngày 06/06/1919 tiểu đoàn không hiện diện tại Lorraine.
Trong tài liệu lưu trữ của tiểu đoàn có thông tin sau:”Lưu ý về sự hình thành của tiểu đoàn 16 lính bộ binh Đông Dương:
Đặc điểm tiểu đoàn quân tình nguyện này là nó được xứ An Nam cung cấp sớm nhất (bắt đầu tuyển dụng năm 1916) và triều đình An Nam, do những sự kiện chính trị dẫn đến việc luận tội phản quốc đối với hòang đế trẻ Duy Tân, đã hỗ trợ tiểu đoàn tuyển dụng dễ dàng hơn và nghiêm túc nhất có thể, ví dụ như đưa các thành viên gia đình hoàng tộc và họ hàng các quan chức cao cấp của triều đình tham gia, họ cũng đã cố gắng huy động càng nhiều càng tốt các học viên.

Cho dù có những lôi kéo từ các nhà cách mạng, các tân binh đã không bàn giao vũ khí họ được cung cấp trước đó một vài ngày, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt bị đàn áp, các lính tập không tham gia vào các phong trào chống Pháp hay chống triều đình. Người ta đánh giá cao tinh thần của các lính tập khi có trục trặc vào thời điểm khởi hành sang nước Pháp tháng 5/1916, lịch khởi hành được công bố nhiều lần trước đó rồi bị hoãn lại, đã dẫn đến việc phát trước phần thứ hai khoản tiền thưởng đăng lính. Lính tập xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc và những gia đình quan lại tập hợp trong đại đội 1 dưới sự chỉ huy của đại uý Délétie, người đứng đầu phòng giáo dục ở An Nam, họ là hạt nhân trong vườn ươm cán bộ của tiểu đoàn”

718_001

Công tác tuyên huấn

475_001

 

Sách này Hội lính gửi sang
Gọi là kính tống mọi hàng Việt quân
Chúc mừng Đại Pháp muôn xuân
Cùng là Triến sĩ xa gần bình yên

 

765_001

Hội trường trong một trường quân sự

170_001

 

Lính tập diễn kịch

142787theatreannamites

 

11. Tiểu đoàn 18 lính bộ binh Đông Dương

Đến thời điểm giải thể ngày 05/6/1919 tiểu đoàn không hiện diện tại Lorraine. 

12. Tiểu đoàn 21 lính bộ binh Đông Dương

Ở Vosges trong 9 tháng, ngày 31/08/1918 tiểu đoàn từ Fraize di chuyển qua Etival, Raon-l’Etape, Baccarat, và đến Glonville vào ngày ngày 13/ 9.
Ngày 15/09, tiểu đoàn được điều xuống Reherrey cùng trung đoàn bộ binh 147 của Mỹ.
Sau đó, vào ngày 19/09 tiểu đoàn làm nhiệm vụ ở Montigny, Ancerviller nơi nó trải qua một cuộc oanh tạc dữ dội hôm 28/09 và tham gia vào chiến đấu với lựu đạn. Ngày 30/09, đội trinh sát đến Ancerviller, một thôn hoang vắng. Sau khi tập trung, ngày 1/10 tiểu đoàn được chia xuống các khu vực giữa Merviller, Reherrey, Baccarat và Glonville. Ngày 8/10, tiểu đoàn trở lại Montigny, và mai phục ở một số địa điểm khác nhau (đường Jesain Domèvre thôn Ancerviller, Khu vực nghĩa trang).
Ngày 01/11, tiểu đoàn đã được chỉnh đốn lại và đi đến Nossoncourt. Ngày 10/11, tiểu đoàn được điều đến Moyen, đi qua các vùng Baccarat, Xaféviller St Pierremont, Magnières; ở Moyen vào thời điểm đình chiến, ngày 12 tiểu đoàn nhận được lệnh quay trở lại Nossoncourt. Sau đó, tiểu đoàn chuyển đến Jeanménil và Housseras, và cuối cùng là đến Alsace, nơi ngày 21 tiểu đoàn đóng quân trong pháo đài Mutzig Molsheim (trước bị dân địa phương cướp phá, sau đó bị tù nhân người Nga và Romania bỏ hoang). Tiểu đoàn rời khỏi Alsace ngày 20/01/1919 để đến Epinal ở Sainte-Marguerite. Sau khi làm công tác phục cải tạo và phục hồi đất, ngày 18/02 tiểu đoàn lên tầu rời Epinal, và đến Marseilles ngày 20. Ngày 18/04/1919, tiểu đoàn lên tầu về Đông Dương và giải tán sau đó.
13. Tiểu đoàn 23 lính bộ binh Đông Dương
Vào ngày 11/11/1918, tiểu Đoàn 23 ở Flanders, cho đến khi giải thể vào ngày 20/1/1919.
14. Tiểu đoàn 24 lính bộ binh Đông Dương

Đến thời điểm giải thể ngày 31/12/1918 tiểu đoàn không hiện diện tại vùng Lorraine.

admin