Những bức bưu ảnh áo dài xưa

Những bức bưu ảnh áo dài xưa

Photobucket

Chiếc áo dài ngày nay có nguồn gốc từ chiếc áo tứ thân. Những cải tiến thay đổi diễn ra theo thời gian không nhằm loại bỏ cái cũ, mà chỉ làm cho trang phục này phù hợp hơn không gian và điều kiện sống của từng đối tượng. Những bức ảnh chụp từ cuối thế kỉ XIX đến những năm 30 của đầu thế kỉ XX cũng phản ánh rõ điều này.

Photobucket

Photobucket

Áo tứ thân được may rộng, ghép từ bốn vạt vải. Có lý khi cho rằng thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ, không thể dệt vải khổ lớn, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài.

Photobucket

Photobucket

Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” – một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi buộc rút hai đầu lại.

Photobucket

 

Từ nhỏ các bé gái đã mặc loại trang phục này. Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng, hai vạt trước thường buộc vào nhau. Áo thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Bức bưu ảnh này mang tên “Những em bé bán hoa”. Thực ra, hoa trong gánh của các bé là những bông lục bình (bèo tây) – một thứ bèo mọc đầy các ao hồ, sông ngòi, người ta vớt về để nuôi lợn. Dưới con mắt người nước ngoài những bông lục bình tím này đẹp không kém gì những loài hoa được trồng để đem bán. Có lẽ điều đó đã khiến tác giả dàn dựng lên cảnh bán hoa. Đây là một yếu tố ước lệ trong việc thể hiện đề tài của Pierre Dieulefils.

Photobucket

Đáp ứng nhu cầu của những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, một kiểu áo dài cách tân ra đời, giảm bớt nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Đó là áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Bức bưu thiếp này miêu tả trang phục điển hình của phụ nữ thành thị: áo dài nâu, quần lĩnh đen, thắt lưng lụa, tóc vấn đuôi gà, nón quai thao, chân mang đôi guốc cong vô cùng độc đáo. Mốt trang sức thưòi bấy giờ là hoa tai và những chiếc nhẫn to bè đeo trên ngón út và ngón áp út.

Photobucket

Photobucket

Thời gian sau xuất hiện mode đeo vòng cổ kiểu quấn thừng. Chú thích trên bức bưu ảnh này đề “Con gái Hà nội”

Photobucket

 
…nhưng chỉ cần thêm một nhân vật khác đứng bên, P. Dieulefils đã chuyển họ thành con gái Nam Định

Photobucket

“Phụ nữ đi chơi Tết”

Photobucket

Trong trang phục áo dài đoan trang “Các cô gái bản xứ học hát” dưới sự hướng dẫn của bà Đầm

Photobucket
Các người mẫu thể hiện cảnh uống trà

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket
Cùng một người mẫu nhưng bức này chú thích “Con gái  vùng châu thổ”

Photobucket

còn bức này lại chú thích “Phụ nữ Hà nội”

Photobucket

Áo dài thướt tha với tóc dài

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Ngày đó các tiệm ảnh thường có những cảnh trí làm nền cho khách hàng chọn. Và sản phẩm họ cho ra đời có 2 loại: ảnh đen trắng và ảnh tô mầu.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Không rõ bức ảnh này chụp thời gian nào, nhưng dáng áo đã thu gọn, ôm lấy thân người, khoe đường cong cơ thể, rất gần với áo dài ngày nay

Photobucket

Với thời gian trang phục của phụ nữ có phần thay đổi. Cái nón lá thay thế cho chiếc nón quai thao. Và một yếu tố góp phần tạo nên nhan sắc sánh ngang với các Miss Vietnam ngày nay: mỹ phẩm.

Photobucket


admin