Những “nô lệ” đã làm nên “hòn ngọc Đông Dương”

Những “nô lệ” đã làm nên “hòn ngọc Đông Dương”

(TT&VH) – Làm nên giá trị của “hòn ngọc Đông Dương” như “nhã hiệu” dành cho Tam Đảo, phải chăng là những ông chủ người Pháp, những vị quan lớn đã có những biệt thự xa hoa trên lòng chảo này? Họ có đội đá, vác gạch lên đỉnh núi chăng? Không, chính những người phu phen thời đó đã vắt kiệt sức mình cho Tam Đảo mỹ lệ, và họ bị chính quyền thực dân đối xử như những nô lệ.


Trên 100 biệt thự được xây bằng công sức người Việt

Cựu Chủ tịch kiêm Bí thư Thị trấn Tam Đảo Nguyễn Thị Duyên, trong một bài viết ngày 7/11/1987 cho rằng, nơi này được Pháp chọn làm nơi nghỉ mát từ 1902 – 1905, việc xây dựng ròng rã từ 1905 đến 1941 thì cơ bản xong. Tổng cộng có 123 biệt thự (ít hơn con số thống kê của huyện Tam Dương là 143 biệt thự), một nhà tù, hai trại binh và một hệ thống nhà dịch vụ, trong đó có khách sạn 5 tầng Metropole. Hàng năm có hàng nghìn gia đình người Pháp lên nghỉ mát. Họ là những nhà tư sản, những quan cai trị cỡ bự như toàn quyền Đông Dương Catroux, Decoux, Thống sứ Bắc Kỳ Delsal, Chánh sứ Vĩnh Yên Removille… sống xa hoa trong những biệt thự lộng lẫy do chính tay những người lao động bản xứ Tam Đảo xây nên.

 photo Tamdao215_zpsaabf0415.jpg

Đường lên trạm nghỉ mát vòng vèo trên núi

 photo Tamdao222_zps73feb0cc.jpg

Dòng lưu bút trên bức ảnh ghi ngày 27/06/1909

Photobucket

Khu làng địa phương

Photobucket

Phong cảnh Tam Đảo, về hướng Thác Bạc

Photobucket

Đầu một ngọn suối

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Thác Bạc

Photobucket

Cho đến tận năm 1912 bên cạnh những căn nhà nghỉ của Công sứ Vĩnh Yên và của Phủ Thống sứ, ở Tam Đảo hầu như chỉ có nhà ở của lính gác chính, đồn lính khố xanh, một hoặc hai ngôi nhà nghỉ và hai hoặc ba hầm trú ẩn

 photo Copyof085_001_zps8894bbfa.jpg

Vật liệu xây dựng nhà nghỉ gồm đá khai thác tại chỗ, mái kết cấu gỗ và trần toóc xi

Photobucket

Năm 1913 khách sạn Thác Bạc (Hôtel – Restaurant de la Cascade d’Argent) được xây dựng.

306_001


 
 Ban đầu nó chỉ có 16 phòng. Đó là khách sạn đầu tiên tại Tam Đảo. 

514_001

Việc xây dựng Khách sạn Thác Bạc là dấu hiệu phát triển mang tính quyết định của trạm nghỉ. Vào đầu năm 1914, một ngôi làng được xây dựng gần khách sạn cùng với các toà biệt thự của tư nhân, của các công ty

 photo Tamdao25_zps9768b046.jpg

Khách sạn Thác Bạc nhìn từ xa
 photo Tamdao218_zps090eebcc.jpg

Tam Đảo thay đổi nhanh chóng. Khách sạn Thác Bạc được xây dựng lại thành một toà nhà 5 tầng.

Photobucket

Hướng chụp từ làng Tây

Photobucket

Khách sạn này nguyên là một chi nhánh của Compagnie Francaise hotelière thành lập từ năm 1875. Công ty này sở hữu khách sạn Métropole Hanoi, khách sạn Thác Bạc (Hôtel de la cascade d’argent) ở Tam Đảo, khách sạn Lớn (Grand Hotel) ở Sapa, khách sạn Ba thống chế (Hôtel des trois maréchanx) ở Lạng Sơn.

Photobucket

Khoảnh đất hình vành chảo này trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng

 photo Tamdao21_zps0de89124.jpg

Rừng được bảo vệ nghiêm ngặt

Photobucket

Việc quy hoạch các biệt thự nơi đây đã đạt đến trình độ nghệ thuật  đến nỗi người ta lan truyền rằng nơi đây có 100 biệt thự, và chúng được bố trí  khéo đến nỗi nếu đứng ở cửa bất kỳ biệt thự nào cũng có thể nhìn thấy 99 biệt thự còn lại xung quanh. 

 photo Tamdao214_zps6690f1bb.jpg

Theo ký ức của ông Nguyễn Hữu Chuân – người Tam Đảo, quá trình hình thành hòn ngọc Đông Dương này là quá trình tập trung và định cư người lao động, người làm thuê làm mướn, vì vậy cư dân Tam Đảo không có lịch sử lâu đời như những làng quê Việt khác, chỉ tròm trèm 100 năm. Và nửa thời gian đó – dưới thời thuộc Pháp – là nô lệ. Sau khi những người Dao bỏ đi, tất cả người Việt lên Tam Đảo đều là những nông dân phải rời bỏ quê cha đất tổ, tha phương cầu thực với hai bàn tay trắng, lao động để kiếm sống, hầu hết là người ở các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên…
Từ dân phu làm đường và khai thác vật liệu làm đường của người dân Tam Đảo tương lai bám dần vào hai bên đường để tiến vào lòng chảo. Di tích còn lại là đền thờ ở chân suối (km 13), đền Cậu (km 14), nơi ở là cái cốt cát xăng (km 19), Hương Canh (km 21), họ sống chui rúc trong các lán tranh tre ven đường và gửi gắm nỗi thống khổ của mình vào các đền chùa miếu mạo.
Phải kể đến từ những người lam lũ nhất như phá núi, làm đường, khênh kiệu, vận chuyển bằng khuân vác từ đồng bằng lên cao trên 900 mét. Để có được hòn ngọc Tam Đảo này và vận hành nó, người Nam ta đã đổ không biết bao mồ hôi xương máu và nước mắt. Pháp đã huy động phu phen của tỉnh Vĩnh Yên lên phá đá mở đường. Quan huyện Hương Canh phải đích thân xua dân làm đoạn đường từ km 20 đến km 24. Tại km 21, nơi có lán trại hồi đó, bây giờ còn cây gạo mà dân ta vẫn gọi là cây gạo Hương Canh. Quan thực dân thời gian đầu lên Tam Đảo bằng cách ngồi ghế song loan, phu phen mỗi chuyến 6 người, thay đổi vai, khiêng lặc lè từ km 13 lên lòng chảo
Chỉ riêng chuyện làm sân vận động năm 1943, quan giục lính, lính ép dân – người lao động làm việc trong những ngày rét cắt ruột, có lúc nhiệt độ xuống tới 3 – 4 độ C, vừa cực nhọc vừa ăn uống kham khổ, roi vọt đánh đập, đói rét đã làm 23 người chết. 

Chùm bưu ảnh về khu nghỉ mát Tam Đảo


Photobucket

Photobucket

 photo Tamdao211_zps1e4c7b3e.jpg

Photobucket

 photo Tamdao210_zps3d37765f.jpg

Photobucket

 photo Tamdao23_zps00c99028.jpg

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Những “cỗ máy người” cho các quan thầy ở Tam Đảo

Sau nhiều năm liên tục làm phu, làm thợ, đi buôn… họ ở lại đất này. Dân số Tam Đảo năm 1941 khoảng 1.000 người – năm cao nhất 1943 có xấp xỉ 6.000 người. Tất cả là những cỗ máy người phục vụ cho các quan thầy thượng lưu trên Tam Đảo.
Họ chia làm hai nhóm. Một bộ phận chuyên về “gác nhà”. Mỗi chủ biệt thự phải thuê người trông nom, nơi ở của họ là nhà bếp, nhà để xe, cá biệt có gia đình được ở ngay tầng một của biệt thự – khoảng 1/3 người gác các nhà nghỉ của các công sở Pháp là lính như các ông Ngũ Văn, Ngũ Tuyên, Ngũ Cát Tô hoặc nhân viên bậc thấp của chính quyền Pháp, số còn lại từ thợ thuyền chuyển sang gác nhà. Một bộ phận lớn còn lại chuyên làm thợ: mộc, nề, tạp dịch, sửa chữa đồ gỗ, đồ mây, ống nước… buôn thúng bán mẹt, trồng rau, chăn nuôi ở “làng An Nam”.

Mức sống của người gác nhà có nhỉnh hơn mức sống thợ thuyền ở “làng An Nam” một chút vì có lương tháng. Khi thôi không gác nhà có người lại chuyển xuống sống chen chúc trong “làng An Nam”…

Người gác nhà lỡ để mất mát gì thì bị chủ nhà hành hạ đủ tội, và cho lục soát cả làng An Nam. Lính khố xanh được phép bắn bia qua làng – lính đứng ở đầu dốc lối xuống của làng, bia lưng chừng núi cắt đường vào đền Đức Thánh Trần – những ngày này cả làng không dám ra khỏi nhà, biết đâu đạn lạc, biết đâu đạn rơi dọc đường.

Nhà pha (tiếng dân ta gọi người tù) bị đầy đọa quanh năm để phục vụ cho những ngày phè phỡn của quan thầy: dọn cây cỏ hai bên đường, cả những đoạn vách đá thẳng đứng, manh áo mỏng sao chống được rét; miếng cơm hẩm cá mắm sao đủ sức lao động khổ sai. Có người đi nghỉ khi chơi trên đầu Thác Bạc đã ngã chết, xác nằm lơ lửng ở khe đá giữa thác, chúng lại bắt nhà pha lấy xác lên. Theo ông Nguyễn Hữu Chuân, đã có người tù chọn cái chết để thoát cảnh trần gian cực nhọc: khi ngồi ở lề đường bên vách núi thẳng đứng đã ngả người cho lăn xuống thung lũng Thác Bạc. Tự tuyệt một kiếp người.

Bể bơi người Việt tuyệt đối không được sử dụng. Người Pháp sống đế vương trong các biệt thự đầy đủ tiện nghi, có bồi bếp, phục dịch từ ăn uống, giặt giũ, quét tước lau chùi nhà cửa… Mùa hè, bà con ở chân núi làng Mấu, làng Mạ… mỗi ngày đến vài chục người gánh gồng đủ mọi thứ lên bán như gạo, gà vịt, cá tươi, rau dưa, hoa quả… Cách một ngày một phiên chợ, thực phẩm ê chề, thịt lợn, thịt bò phải giữ nguyên tim, gan, óc để bác sĩ khám rồi mới bán.

Dân ta thì sống quá khổ – có gia đình đẻ 11 lần mà chỉ nuôi sống được 3, trẻ con mới 13, 14 tuổi đã phải đi đập đá, phụ hồ. Chỉ được phép đun nấu bằng lau sậy, củi khô; nhà nào mà chặt củi tươi là bị phạt.

Một số nhà chăn nuôi đã đấu thầu mua nước gạo của khách sạn Metropole, hay của trại lính Tây. Cơm thừa canh cặn của trại lính Tây được lén bán lại cho dân.

Đỉnh điểm về phân biệt tầng lớp có thể thấy chính ở đất này. Và không phải ai khác, chính người nô lệ Tam Đảo đã nổi dậy làm chủ số phận mình, thiêu đốt các biệt thự như trong một câu thơ làm chứng: “Đang đổ sụp một nguy nga man rợ/ Đang tan bay một xán lạn phù hoa…”

Việt Thường (Ghi chép)

admin