Ba cuộc Triển lãm Thuộc địa (Exposition Coloniale) năm 1906, 1922 và 1931 có ảnh hưởng quan trọng, làm thay đổi cái nhìn của người Tây phương đối với nền văn minh các nước thuộc địa. Triển lãm Thuộc địa Marseille 1906 diễn ra từ ngày 15-4 đến tháng 11 dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Jules Charles-Roux, với khách mời danh dự là vua Sisowath. Tại cuộc triển lãm, nhiều bộ bưu ảnh về Việt Nam của các NXB Wirth, Poujade de Ladevège, Plante và Pierre Dieulefils đã được trưng bày
Các nước tham dự dựng lên những đền đài, đình chùa, nhà cửa…, giới thiệu văn hóa và con người của quốc gia mình
Vua Campuchia Sisowath tham dự lễ khai mạc triển lãm thuộc địa Marseille 1906.
Vua Capuchia rời cung triển lãm của Đông Dương…
…tiến đến khu triển lãm của Bắc Kì
Múa rồng trong lễ khai mạc triển lãm
Toàn cảnh Cung điện lớn (Grand Palais) nơi diễn ra các hoạt động chung của triển lãm
Cây cầu kiến trúc Khmer dẫn từ Cung điện lớn…
…sang Cung triển lãm Đông Dương.
Ở đầu cầu, không xa quán cafe ngoài trời,
có một điểm tập trung xe kéo phục vụ khách tham quan.
Phu xe mặc đồng phục
Với đôi chân trần họ sẵn sàng chở các quý ông,
quý bà
tới các ngóc ngách của triển lãm.
Rõ ràng xe kéo trở thành một thứ đặc sản thuộc địa đáng thưởng thức khi đến với triển lãm
Thậm chí người ta còn tổ chức cuộc thi giữa các phu xe kéo.
Tuy nhiên những hình ảnh này có thể gây nên sự phẫn nộ của một số người
Liệu đó có phải là lý do mà triển lãm bị nhạo báng bằng đó là “vườn thú nhân loại” (zoo humain)?
Khách quan đánh giá, chính quyền Pháp tại Việt Nam đã đổ nhiều công sức cho cuộc triển lãm thuộc địa đầu tiên này. Một uỷ ban được thành lập riêng cho việc chuẩn bị các công tác đưa Việt Nam nói riêng, Đông Dương nói chung tới tham dự các hoạt động triển lãm. Trong ảnh là các hình ảnh nhóm thợ Việt Nam tháo rỡ các thùng hàng được chở đến từ Việt Nam.
Toàn cảnh khu triển lãm Đông Dương
Các thành viên đươc lựa chọn kĩ càng để tham dự vào các hoạt động của triển lãm, dù chỉ trong vai những người bán hàng. Ngoại hình, trang phục và thậm chí tên của họ (cô Thị Ba, anh Nguyễn Văn Hai) cũng rất đặc trưng cho nơi họ đại diện