(tiếp theo)
MỖI CHIẾC ĐINH LÀ MỘT GIỌT MÁU, MỖI KHÚC TÀ VẸT GỖ LÀ MỘT MẠNG NGƯỜI
Năm 1840 sau Chiến tranh nha phiến, người Pháp theo chân người Anh nhảy vào Trung Quốc. Tháng 6 năm 1885, trải qua cuộc chiến tranh Trung – Pháp, người Pháp dùng vũ lực đánh vào cửa ngõ phía Tây Nam Trung Quốc, sau đó tranh được quyền xây dựng đường sắt tại Vân Nam. Tháng 3 năm 1898 lãnh sự quán Pháp tại TQ mượn cớ can thiệp vào Hoàn liễu hữu công chiếu hội tổng lí nhà Thanh, đề xuất cắt nhượng vịnh Quảng Châu, yêu cầu "nhà nước Trung Quốc cho phép nước Pháp hay các công ty của Pháp có quyền xây dựng một tuyến đường sắt từ biên giới Việt Nam đến Côn Minh”, nhà Thanh đồng ý chấp nhận điều khoản, như vậy người Pháp đã giành được quyền xây dựng đường sắt Điền Việt. Tháng 9 năm1899 một số công ty do Ngân hàng Hội Lí Đông phương Pháp đứng đầu cùng thành lập Công ty đường sắt Điền Việt, tiến hành nghiệp vụ thu hút vốn và xây dựng tuyến đường. Vào năm1901, đoạn đường từ Hải Phòng đến Lào Cai Việt Nam được khởi công. Tháng 10 năm 1903 nước Pháp và nhà Thanh đã ký hiệp định “Chương trình đường sắt Điền Việt” gồm 34 điều khoản, năm 1904 thì khởi công xây dựng đoạn ở Vân Nam.
Đường sắt Điền Việt được xây dựng với giá "mỗi chiếc đinh chốt một giọt máu, một khúc gỗ tà vẹt một mạng người". Những nơi đường sắt Điền Việt đi qua là những vùng hầu như không có bóng người, trong đó rất nhiều núi cao vực sâu, do đó công trình trở nên cực kì khó khăn. Với 446km đường sắt cần phải xây 3628 cây cầu, hầm xuyên núi đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, như Cầu Chữ Nhân ở Ba Đọ Tinh, bắc qua hai vách đá, không có trụ cầu, cách mặt đất 90m, hai bên tiếp giáp là hang động dài 65m, khiến phải mất hơn một năm mới hoàn thành. Vì độ phức tạp của công trình tương đối cao nên người Pháp đã đầu tư tổng cộng trên 150 triệu franc, cao hơn rất nhiều so với chi phí làm đường sắt Kinh Hán, Tân Phổ. Sau khi thống kê Công ty đường sắt Điện Việt đã chiêu mộ từ Vân Nam và các tỉnh lân cận 230.000 công nhân để làm đường, do tính nguy hiểm của công trình và sự đãi ngộ vô nhân đạo của Công ty đường sắt Pháp, nhiều công nhân đã chết vì nhiễm bệnh. Số người bị trừ lương, không có tiền ăn phải bỏ chạy và chết đói cũng rất nhiều. Theo số liệu thống kê, đến năm 1910 trước và sau khi thông xe đã có trên 60-70 nghìn công nhân tử vong. Có người viết bài thơ ai oán: "Thiết răng đương niên mãi quốc thần, Nam triều gian quỹ là tiền thân, song hành thiết quỹ thiên gia mạng, sao nỡ kinh doanh của người khác". Thời đó các quan chức Vân Nam đều không thể phủ nhận: "con đường này xây dựng bằng xương máu của người dân nước ta".
Theo bài báo trên trang Thông tin du lịch Hồng Hà đã có tới 800 người phu chết khi thi công cầu Chữ Nhân (Wishbone Bridge) – cây cầu được lao ra từ hai đường hầm trong ảnh để vượt qua miệng vực giữa hai ngon núi.
Phụ ảnh (của tác giả khác) để hình dung ra những khó khăn khi xây dựng cây cầu thuộc hàng kiệt tác này
TỪ CAO NGUYÊN HƯỚNG VỀ BIỂN
Đoàn tàu hỏa phóng nhanh giữa khu vực đồi núi hiểm trở miền Nam Vân Nam được nêu tên trong "Vân Nam thập bát quái". “Xe lửa không nhanh bằng xe hơi", "xe lửa không kết nối các vùng trong nước, mà kết nối với nước ngoài"… Gần một trăm năm nay, các nhà sử học, kinh tế học, thậm chí các học giả đều hết sức kiêng kị nhắc tới xe lửa, các sách báo viết về lịch sử của Vân Nam cũng tìm mọi cách lảng tránh không đề cập tới xe lửa. Nguyên nhân rất đơn giản, tuyến đường sắt do người Pháp xây dựng trong bối cảnh lịch sử đặc biệt suốt một thời gian dài đã bị miêu tả như một chiếc "ống hút máu". Nhưng phải thừa nhận chính vì sự ra đời của tuyến đường sắt này đã đập nát tình trạng kinh tế lạc hậu, bế tắc, nguyên thủy mấy nghìn năm của Vân Nam, giúp Vân Nam hiểu biết về thế giới, và cũng để thế giới nhận thức về Vân Nam, đồng thời, như tốc độ của đoàn tàu, đã thúc đẩy xã hội, kinh tế đổi mới, thay đổi lịch sử Vân Nam, qua đó ảnh hưởng tới lịch sử cận đại Trung Quốc.
Khi tiếng còi tầu lần đầu tiên vang lên trên vùng đất Vân Nam hẻo lánh hơn 100 năm trước đời sống con người trước đó chưa từng có chấn động.
Trong ngày kỉ niệm 100 năm xây dựng đường sắt Điền Việt, phóng viên đến gần chuyến tàu tốc hành trăm năm không nghỉ này, muốn tìm kiếm vòng sinh mệnh của nó. Trong quá trình phỏng vấn, phóng viên dường như đã lần theo đường hầm thời gian, nhìn thấy sự hân hoan, nghe thấy tiếng rên của nó, nếm trải mưa gió và nỗi vinh nhục của nó.
Đường Điện Việt với điểm khởi đầu ở phía Nam là cảng Hải Phòng, và kết thúc ở phía Bắc là Côn Minh, khởi công năm 1903, thông xe năm 1910, dài 854km, đoạn trên địa bàn Vân Nam dài 465km, do nhà Thanh buộc phải đồng ý cho xây dựng dưới sức ép của tàu chiến Pháp.Vào đầu thế kỷ trước, khi con rồng sắt thép khổng lồ thở ra những cột khói lớn màu trắng lao qua núi đèo, không những làm kinh hồn ác thú trong rừng, mà còn gâynhững chấn động chư từng có cho người dân nơi đây. Người ta hỏi nhau: vật này ăn gì vậy, tiếng của nó sao to thế? Khi đó khắp đất nước Trung Quốc không có mấy người được thấy xe lửa. Ai có thể nghĩ tới, khi phương tiện đi lại tại đại đa số các tỉnh trong nước là xe ngựa và ngồi kiệu, thì vùng biên cương Vân Nam đã đi đầu trong việc có đầu máy hơi nước. Người dân dọc đường sắt không ai dám ngồi lên con "rồng sắt" này. Đoàn tàu không thu tiền vé, nhân viên phục vụ còn mang kẹo, bánh mì và các món ăn vặt khác thưởng cho những người dám ngồi xe. Cuối cùng cũng có những người vì thèm thòi mà nghiến răng bước lên xe. Để rồi khi xuống xe được hoan nghênh như một vị anh hùng, tha hồ khoe khoang về những điều mắt thấy tai nghe, trở thành quảng cáo sống cho xe lửa. Sau khi xe lửa được mọi người chấp nhận, nó còn mang đến nhiều thứ mà mọi người chưa từng thấy, hay được ăn như đồ hộp, bánh quy, rượu ngoại, cà phê, thuốc lá…làm cho mọi người tim nhảy mắt đỏ. Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bàn, máy khâu, đồ trang sức, nước hoa, xà phòng … tuy rất đắt nhưng nhanh chóng được quảng bá rộng rãi, trở thành những hàng hóa nhập khẩu được nhiều người ưa thích.
Sau khi đường sắt Điền Việt thông xe, trong một bản báo cáo tổng kết của Pháp có viết: "Đường ra biển của Vân Nam không phải ở phía Đông, tức hướng Quảng Đông và Hồng Kông, mà là phía Đông Nam thung lũng Hồng Hà trực tiếp nối liền Hải Phòng và vịnh Bắc Bộ". Khi chưa có đường sắt nối liền Vịnh Bắc Bộ và Nam Hải, không ai có thể làm cho Vân Nam trở thành một khu vực có giá trị." "Vùng Vân Nam bị tàn phá bởi những cuộc nội chiến, tổn thất nặng nề, dân cư thưa thớt, không mấy người biết đến, nhưng có thể ví khu vực này như một người khổng lồ đang ngủ, một lúc nào đó với sự kích thích của đường sắt, có thể nói như thế, nó sẽ tỉnh giấc vùng dậy."
Theo sự bùng nổ của xe lửa, Vân Nam đột nhiên từ vùng đất biên cương bí tắc trở thành người tiên phong của TQ. Trạm thuỷ điện đầu tiên của Trung Quốc, đập Thạch Long, được xây dựng bên cạnh đường sắt, chính thức cung cấp điện cho Côn Minh vào năm1913, khi Bắc Kinh vẫn còn phải thắp đèn dầu hoả, thì ở Côn Minh đã được dùng đèn điện. Trong thành phố biển hiệu, nhà hàng Tây đông đúc, người dân có thể nghe thấy tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hy Lạp, cũng có thể nghe thấy tiếng Quảng Đông, Quảng T̀ây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam thậm chí cả tiếng Thiên Tân. Vân Nam trở thành điểm giao thoa của hai nền văn hoá Trung – Âu. Ngành thiếc của Cá Cựu trước kia phát triển rất chậm, sau khi đường sắt Điền Việt xây dựng xong, lượng xuất khẩu tăng mạnh, có lúc đạt tới hơn 10.000 tấn, xếp thứ hai thế giới về sản lượng. Mỹ danh "Tích Đô" Cá Cựu bởi vậy được nhiều người biết đến, nó trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Vân Nam. Nhờ có tuyến đường sắt này những thị trấn dọc tuyến đường sắt Điền Việt như Hà Khẩu, Mông Tự, Cá Cựu, Khai Viễn trở thành những vùmg kinh tế phát triển của Vân Nam.
Trước kia n
gười Vân Nam muốn nhìn thấy biển, tối thiểu phải đi mất hơn một tháng, sau khi tuyến đường sắt Điền Việt thông xe, chỉ cần mất một ngày một đêm là nhìn thấy biển, người dân Vân Nam sửng sốt: hoá ra biển cách chúng ta gần như vậy! Đường sắt Điền Việt không chỉ rút ngắn khoảng cách giữa cao nguyên Vân-Quý (Vân Nam + Quý Châu) đến biển, mà còn đem đến những hơi thở, quan niệm mới của xã hội văn minh cận đại. Các trường nghề như trường mỏ địa chất, nông nghiệp, thanh chính, thương ngiệp, đường sắt, phụ nữ, võ bị, thậm chí cả trường Đại học Đông Lục…đều được đặt tại Vân Nam. Trong đó Chu Đức, Diệp Kiếm Anh, Chu Bảo Trung…là những nhà quân sự do trường võ bị đào tạo. Cũng nhờ đường sắt Điền Việt mà Vân Nam được ghi vào lịch sử cận đại Trung Quốc: Năm 1908 Tôn Trung Sơn lấy thị trấn Hà Khẩu trên biên giới Trung làm trung tâm chỉ huy cuộc khởi nghĩa Quảng Đông – Quảng Tây – Vân Nam, đồng thời sắp đặt cảnh sát và công nhân đường sắt cùng tham gia cuộc khởi nghĩa Hà Khẩu; Năm 1915 đô đốc Vân Nam Thái Ngạc sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của Viên Thế Khải, ngồi xe lửa Điền Việt trở về Côn Minh, lập tức tung ra kế hoạch cuộc vận động phản Viên vệ quốc, lật đổ vương chế Viên Thế Khải; Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ, một nửa nước non TQ rơi vào tay giặc, tuyến đường Điền Việt trở thành con đường duy nhất nối với nước ngoài, hàng quân dụng và thuốc men của nước ngoài viện trợ qua tuyến đường Điền Việt chuyển đến hậu phương; Các giáo sư và học sinh của trường đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa, Nam Khai như Chu Tự Thanh, Văn Nhất Đa, Từ Bi Hồng, Phùng Hữu Lan cũng từ tuyến đường Điền Việt này đến Vân Nam thành lập Đại học liên hợp Tây nam".