(tiếp theo)NHÌN ĐƯỜNG SẮT ĐIỀN VIỆT MỘT CÁCH KHÁCH QUAN CÔNG BẰNG
Nửa đầu của thế kỉ 20, tại Vân Nam đã diễn ra 3 sự kiện thu hút sự chú ý của quốc tế: thứ nhất là việc xây dựng đường sắt Điền Việt đầu thế kỷ 20, hai sự kiện khác là đường bộ Điền Miễn và tuyến vận tải hàng không Đà Phong trong kháng chiến chống Nhật. Ba sự kiện này đã khiến thế giới bắt đầu biết đến Vân Nam, vùng biên cương hẻo lánh bí tắc của TQ, đồng thời cũng khiến cho Vân Nam nhận biết thế giới bên ngoài Trung Quốc. Hàng trăm nghìn năm Vân Nam chỉ có con đường “thục thân độc đạo” (con đường thông thương quốc tế đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu từ Tứ Xuyên đi qua Vân Nam đến Miến Điện, Thái Lan), “Trung Việt cổ đạo” để giao lưu kinh tế văn hoá với các nước và các vùng láng giềng. Sáu trăm năm trước,Trịnh Hoà người Tấn Ninh, Vân Nam, với tư cách xứ giả của triều đình nhà Minh đã bảy lần dẫn đoàn thuyền ra Đại Tây Dương chu du thế giới, trở thành con người bão táp được Trung Quốc và thế giới ghi nhận. Nhưng xét ảnh hưởng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội đối với Vân Nam cần phải nêu 3 sự kiện trên. Đường sắt Điền Việt đứng đầu trong ba sự kiện trên, cho dù xét về thời gian, hay quy mô công trình, hay sức ảnh hưởng đối với sự phát triển xã hội của Vân Nam.
Đường sắt Điền Việt là một trong những công trình khó khăn nhất trong lịch sử cận đại thế giới. Toàn tuyến có độ dài 854km, trong đó có 465km nằm trên đất Vân Nam Trung Quốc, 389km nằm trên Việt Nam, tất cả có 178 cây cầu, 153 đường hầm. Tham gia thi công đoạn Vân Nam có hơn 60.000 công nhân, 12.000 người đã chết vì tai nạm và bệnh tật, trong đó bao gồm hơn 80 chuyên gia nước ngoài.
Đường sắt Điền Việt, cùng với kênh đào Panama và kênh đào Suez, được kê vào ba công trình khó khăn nhất trong lịch sử nhân loại. Đường sắt Điền Việt cũng là một trong số ba đường sắt cao nguyên của thế giới, có danh tiếng tương đối rộng rãi và giá trị nhân văn vô cùng lớn. Đây là tuyến đường sắt khổ hẹp duy nhất của Trung Quốc cho đến nay vẫn được sử dụng, là văn vật sống, hóa thạch sống quý báu của lịch sử phát triển đường sắt Trung Quốc cũng như lịch sử phát triển đường sắt thế giới.
Với tư cách là một kế toán của nhà thầu, công việc của Marbotte phải đi kiểm tra các hạng mục của công trường. Ông có dịp ghi vào ống kính các hoạt động xây dựng, góc nhìn của người trong cuộc đem lại cho các bức ảnh một không khí sóng đọng, khác hẳn với những post card người Pháp phát hành về tuyến đường sắt này.
Những đường hầm, kề và các công trình kĩ thuật trải dài suốt 400 km đường núi
Marbotte ghi lại từng ngóc ngách công trình.
Những bức ảnh của ông phản ánh công nghệ xây dựng cầu đường thời đó
Rất nhiều cầu phải xây dụng để vượt qua vùng núi hiểm trở của Vân Nam Nếu để ý sẽ thấy các kĩ thuật viên Pháp đôi khi mang cả con cái đến thăm quan công trường
Cảnh lao động cực nhọc của nguồn nhân lực rẻ mạt mang đến ý nghĩ gì trong đầu những đứa trẻ da trắng
Một đồng nghiệp tên Jean cưỡi ngựa đi kiểm tra đường – 1906
Khu lán trại bám quanh cho thấy quy mô của công trường xây dựng cầu và hầm này
Cầu cạn tại kilomet 83 được ví như một mảng ren (dentelle) bằng thép -1906Các phần của tác phẩm nghệ thuật do Eiffel thiết kế được sản xuất tại Pháp và do la thồ tới
Chuyến tàu đầu tiên qua cầu ngày 30/03/1908
Góc chụp lệchđi cho thấy cảnh lao động và những nán trại của công nhân dưới vực
Các các kĩ sư Pháp bên đầu máy hơi nước
KHU MỘ TÂY DƯỚI CHIỀU TÀ
Trong cuốn “Đường sắt Vân Nam” của Pháp có đoạn ghi: “Trên toàn tuyến, xét về góc độ phong cảnh thì cảnh quan thiên nhiên sông Nâm Thi đẹp mắt nhất, hùng vĩ nhất, tráng lệ nhất, rung động lòng người nhất. Thế núi hiểm trở, hoang dại khắp nơi, đẹp không tả xiết, cảnh núi ở đây có thể sánh với dãy Alps”
Những ngọn núi hiểm trở thường là nơi có phong cảnh đẹp, nhưng thi công đường sắt trong điều kiện như vậy lại cực kì khó khăn. Khắp nơi trên núi là những khu rừng rậm, có những loại cây gai cao 2 đến 3m, “nếu trong tay không có một con dao phát mở đường thì khó vào được khu rừng già này. Đó còn là vương quốc của các loài động vật, có rất nhiều hươu, khỉ, cả linh miêu, thậm chí có cả hổ xuất hiện, uy hiếp nghiêm trọng đến sự an toàn của người và ngựa, la, chó”. Ngoài ra, khó khăn lớn nhất phải khắc phục trong quá trình xây dựng là đá đất sụp đổ. Theo ghi chép trong “Đường sắt Vân Nam” số người chết trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt Điền Việt, ngoài hơn 12.000 công nhân, còn có 80 chỉ huy, hầu hết đều là người Pháp. Họ chủ yếu được chôn ở Khai Viễn, Chỉ Thôn và các vùng ven đường sắt.
Vào một ngày mùa hạ phóng viên lái xe tới Khai Viễn, tìm kiếm thông tin về mộ của người Pháp, sau khi đã hỏi rất nhiều người, gặp không ít trục trặc, mới được chỉ tới xưởng sản xuất phân bón Khai Viễn, nơi có một chỗ gọi là “khu mộ tây”, chôn cất một số người ngoại quốc “nghe nói là chết khi làm đường sắt”. Qua liên lạc với tổ tuyên truyền của xưởng, cuối cùng phóng viên được vào khu vực có tường vây của “khu mộ tây”, thoạt nhìn khó biết được khi chỉ thấy những chậu hoa, vì nơi đây đã trở thành vườn ươm của xí nghiệp. Công nhân nghe nói phóng viên muốn tìm mộ tây liền dẫn đến khu vực đầy cỏ dại hoang vu, tay chỉ nói “ở đó”. Phóng viên gạt cỏ ra và thấy những ngôi mộ xây bằng xi măng, không cao lắm, trên bia ghi vài dòng tiếng Pháp, có lẽ là họ tên của người chết. Theo người dân địa phương, trước đây khu vực này rộng hơn, có tường đá vây quanh, về sau dân xung quanh xây nhà, phá bỏ bờ tường đá, khi đào móng còn thấy một số hài cốt.
Phóng viên im lặng nghe, không biết nên đánh giá thế nào về những người Pháp yên nghỉ nơi đây, rồi chợt nghĩ đến Federric, tổng lãnh sự quán Pháp tại Vân Nam cuối thời nhà Thanh, người có tên Trung Quốc là Phương Tô Nha. Trước đây mấy năm có một người Côn Minh photo lại những tấm ảnh Federric chụp ở Vân Nam mang về Côn Minh triển lãm, sự kiện đó gây xôn xao dư luận. Phương Tô Nha còn kiêm chức đại biểu của Pháp tại Ủy ban đường sắt Vân Nam, từng cùng với các đồng nghiệp nghiệm thu tuyến đường Điền Việt. Trong nhật kí của ông có đoạn: “Khi ngắm nhòm những đồi núi nguy nga, nhất định chúng phải có những ấn tượng sâu sắc đối với họ. Một người ngoại quốc bình thường, từ một đất nước cách xa 8000 hải lý đến Vân Nam để làm gì?”. Đúng vậy, Phương Tô Nha và những người Pháp đã nằm lại Trung Quốc đến Vân Nam làm gì? Không thể phủ nhận, họ đến Vân Nam với tư tưởng của chủ nghĩa thực dân. Sau khi thông xe, đường sắt Điền Việt giống như cái ống hút máu, đã cướp đi hơn 230.000 tấn thiếc từ Cá Cựu, đồng thời cũng cướp đi bát cơm của dân thồ ngựa, gây tác động mạnh đối với ngành thủ công nghiệp Trung Hoa. Bởi vậy, suốt nhiều năm qua, trong giáo dục truyền thống những người Pháp này được xem như những “kẻ xâm lược”, là “quỷ hút máu”.
Song, khi bánh xe lịch sử lăn vào thế kỷ 21, chúng ta có thể nhìn tuyến đường sắt này ở một góc độ khác hay không? Quặng thiếc bị người Pháp cướp đi theo tuyến đường sắt Điền Việt, bây giờ nhìn nhận lại, chẳng phải là xuất khẩu mậu dịch sao? Không phải nhờ việc phát triển công nghiệp thiếc mà Cá Cựu trở thành Thủ đô Thiếc của thế giới đó sao? và trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn của Vân Nam sao? Một điều cần thấy nữa là quan hệ đối ngoại cởi mở của Vân Nam bắt đầu từ khi đường sắt Điền Việt thông xe. Chính tuyến đường này mang lại sự phát triển kinh tế và những chuyển biến trong nhận thức của người Vân Nam, đem đến luồng văn hoá giáo dục tiên tiến và tư tưởng khoa học dân chủ của phương Tây, chính trên cơ sở đó mới có cuộc khởi nghĩa Tôn Trung Sơn ở Hà Khẩu, mới có phong trào người dân ủng hộ cuộc vận động bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, ngay từ lúc ban đầu hạt giống đỏ của Đảng cộng sản Trung Quốc tại Vân Nam được gieo trên tuyến đường này. Cuối năm 1927, Lưu Lâm Nguyên, đảng viên đảng cộng sản TQ, đến nhà ga Chỉ Thôn, dưới danh nghĩa công nhân rửa lò, trong đội ngũ công nhân tuyên truyền tư tưởng cách mạng, bí mật phát triển đảng viên, thành lập chi bộ đầu tiên của đường sắt Vân Nam. Đại hội Đảng lần thứ nhất của tỉnh Vân Nam được tiến hành tại bên cạnh ga xe lửa Chỉ thôn. Từ đó, công nhân đường sắt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành 13 cuộc đình công bãi công lớn nhỏ. Trong chiến tranh giải phóng, tại tuyến đường sắt Điền Việt Đảng đã xây dựng tuyến giao liên chuyển tin tức bí mật, hộ tống cán bộ Đảng đến khu du kích, đưa những công nhân đường sắt ưu tú đến với cánh quân biên giới Điện Quý Kiềm, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giải phóng Vân Nam.
Nên đánh giá thế nào về tuyến đường sắt này? Trạng nguyên cuối cùng của thời nhà Thanh là Viên Gia Cốc, người Thạch Bình, Vân Nam, vào tháng 10 năm 1910 ngồi tàu đường sắt Điền Việt trở về quê. Trước kia ông đi kinh thành thi cử mất hơn hai tháng trời, nhưng lần về quê này chỉ mất gần nửa tháng. Viên Gia Cốc đã cảm khái viết tặng một bài thơ: “Sơn xuyên như cũ vật đã khác, Vân Lĩnh hành quán đại động mạch, nhị nguyệt hành trình nhất tuần độ, vạn lí hùng quan cấp tương tùy”. Về đến quê hương, trong làn sóng “chống xâm lược”, “chống cướp đoạt”, “giành lộ quyền”, Viên Gia Cốc lại làm một bài thơ: “Tân sinh sự vật đa chiết nạn, Thuyết tam đạo tứ lưỡng cực phản, Vân Điện ai nói vô tiền lộ, Liệt xa tận đầu đầy bình minh”.
Viên Gia Cốc với ý thức nhạy bén và siêu tiền biện chứng, khách quan khẳng định tầm quan trọng của đường sắt Điền Việt đối với sự phát triển kinh tế văn hoá của Vân Nam.
Năm 1906 khi tuyến đường đã vượt qua thung lũng Nậm Thi, nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, tiến lên vùng cao nguyên mát mẻ, Marbotte sau kì nghỉ ngắn ở Pháp, đã mang theo cả gia đình sang Vân Nam. Những bức ảnh dưới đây mang tính chất riêng tư, tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó, chúng đem đến cho chúng ta một hình dung rõ hơn về cuộc sống của những người Pháp tham gia xây dựng tuyến đường huyền thoại này.
Georges Auguste Marbotte khi 30 tuổi (1891), 12 năm trước khi sang Vân Nam
Khi làm việc trên tuyến đường sắt Vân Nam
Gia đình Marbotte trên vùng núi Vân Nam
Hoàng tử nhỏ (có lẽ là biệt hiệu của cậy con trai) ở Loukou – 1906
Trên công trường
Gặp gỡ cùng những đồng hương Pháp
Hình ảnh trong căn nhà ở Vân Nam
Blanche, vợ Marbotte trước cổng thành Mông Tự -1906
Trước con suối ở Loukou – 1907
Ngày nghỉ ở Milati gần Mông Tự – 1907
Blanche trên dường đến Mông Tự – 1907
Tuy nhiên đến năm 1908, phần vì tình hình bất ổn trong khu vực, phần do sức khoẻ của vợ, gia đình Marbotte trở về Pháp, kết thúc cuộc hành trình trên vùng đất Vân Nam xa xôi , nơi họ đã chứng kiến và trải nghiệm những biến động lịch sử của vùng đất này
Thế kỉ 19 ở Trung Quôc dưới con mắt người Pháp là một giai đoạn đầy gian khó – 1906
Cảnh hành quyết ở Hà Khẩu, khi gia đình Marbotte quay lại Việt Nam để trở về Pháp năm 1908
(to be continued)