Huế Xưa – Phú Văn Lâu

Huế Xưa – Phú Văn Lâu

Trên trục chính của Hoàng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu.

46

Photobucket

Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819, Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với 16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức…Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.

Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Để tỏ lòng tôn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu, trước đây có hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên công trình, quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.

Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ "Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương, một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh mà vua Thiệu Trị đã ca ngợi. Phu Văn Lâu đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.

Photobucket

Nằm thẳng trên trục Dũng đạo, nhìn từ phía sông Hương, tiếp sau Phú Văn Lâu là Kì Đài

Photobucket

Nhìn từ Kì Đài. Bờ bên kia thấy rõ Bia chiến sĩ vong trận xây dựng năm 1920



admin