Huế Xưa – Nghinh Lương Đình

Huế Xưa – Nghinh Lương Đình


Trên trục dọc trước mặt Kinh thành, Nghinh Lương Đình là điểm nối kết
giữa Kỳ Đài – Phu Văn Lâu – Hương Giang – Ngự Bình. Nghinh Lương Đình
là một nhà thủy tạ được xây dựng dưới thời Nguyễn, dùng làm nơi nghỉ
chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên Thuyền rồng hoặc làm
nơi hóng mát mỗi khi đến tiết hạ nóng nực.

Tòa nhà này được dựng năm Tự Đức thứ 5 (1852) ở bờ Bắc sông Hương, đối
diện với Phu Văn Lâu.Năm Thành Thái thứ 15 (1903) Nghinh Lương Đình được
trùng tu, năm Khải Định thứ 3 (1918) lại được tôn tạo thêm một lần nữa
để phục vụ vua thường xuyên đến nghỉ mát.

Nghinh Lương Đình có kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái. Phía
trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài. Bộ khung gỗ ở phần trên,
nhất là các vì vỏ cua, hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà
chính lợp ngói hoàng lưu ly, hai nhà vỏ qua lợp ngói liệt men vàng. Nền
cao 90cm, bó vỉa bằng gạch vồ, đá thanh, có 13 bậc tam cấp dẫn xuống một
hành lang xây sát mặt nước. Cảnh quan xung quanh Đình thoáng đãng, thơ
mộng.

Photobucket

Phu Văn lâu ở cận cảnh bức ảnh. Còn Nghinh Lương Đình được chú thích là nơi vua tắm

http://hoanghuuquyet.vnweblogs.com/gallery/8627/C%E1%BB%99t%20c%E1%BB%9D%20Phu%20V%C4%83n%20L%C3%A2u%20&%20Nghinh%20L%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%90%C3%ACnh.JPG

admin