Ngày xưa – Sơn Tây (1)
Khởi thủy, thủ phủ của trấn Sơn Tây đặt ở La Phẩm (phía hữu ngạn sông Hồng, cách ngã ba Bạch Hạc độ 5 km, nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Giữa thế kỷ 18, trấn thành được dời về Mông Phụ (ngoại vi thị xã Sơn Tây ngày nay) để tránh nạn nước lụt. Đến năm 1822, Minh Mạng cho xây dựng thành mới tại vùng đất giáp giới hai xã Mai Trai, Thuần Nghệ, dưới ngã ba Bạch Hạc độ 10 dặm. Vị trí này cách xa sông Hồng hơn thành cũ để tránh bị lở đất. Năm 1831, Minh Mạng cải cách hành chính, đổi các trấn thành tỉnh, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây. Sau khi ổn định chính quyền cai trị tại Việt Nam, đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp thành lập thị xã Sơn Tây, làm thủ phủ của tỉnh Sơn Tây mới.
Với ranh giới phía Tây là sông Đà, phía Bắc là sông Hồng và phía Đông là sông Đáy, thì hình ảnh của Sơn Tây gắn liền với những con sông. Cảnh đoàn thuyền trên bờ sông Hồng
Bến sông
Trâu tắm sông
Các ông Tây thực dân khéo léo chỉ kém các bà, các cô gánh gồng khi qua cầu khỉ
Những cây cầu có mái che như thế này ngày nay rất hiếm. Một ông Tây ngồi xe kéo đi công cán.
Cảnh giặt giũ trên sông
và vị trí của nó nằm trên đường đi Hưng Hóa
Người nông dân đắp những con đập nhỏ ngăn dòng chảy
Cánh đồng Sơn Tây
Đường lên thị xã vòng vèo theo các ngọn đồi
“Tổng” – thủ phủ của vùng đất – từ tiếng Việt được giữ nguyên trên các tấm bưu thiếp
Một ngôi đình ở Sơn Tây năm 1884.
Liệu đây có phải là hình ảnh của Chùa Mía – Đường Lâm, một ngôi chùa nổ tiếng với số lượng rất lớn các pho tượng? Trên tấm bưu ảnh này người Pháp gọi là chùa 100 vị.
Bên trong chùa
Sơn Tây là vùng đất tốt về phong thuỷ: tựa núi, nhìn sông. Ngoại ô Sơn Tây có làng cổ Phú Nhi, đời vua Thiệu Trị, tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đã cho dựng ở đây một Văn Miếu cho cả vùng xứ Đoài. Văn Miếu Sơn Tây ngày nay không còn. Rất nhiều bức bưu ảnh đầu thế kỉ XX có cùng một ghi chú Pagode des Madarins. Công trình nào là Văn Miếu Sơn Tây? Trong bộ ảnh của Hocquard công trình này được ghi chú là Chùa Phú Nhi.
hoặc chùa Phú Xã
Phần lớn ghi là Chùa các quan (Pagode des Mandarins)
Cũng có bức họ dùng tiếng Việt : Văn Miếu.
Quan lại trong vùng chắc đều đỗ đạt từ trung tâm nho giáo trên
Đời sống gia đình họ khá phong lưu
Tuy nhiên, tìm hiểu các bức bưu ảnh về Sơn Tây sẽ thấy một loạt những bức khác cũng ghi chú là Pagode des Mandarins, nhưng trông nó không giống công trinh ghi chú thích Văn Miếu ở trên. Công trình này nằm trên một địa thế cao, giữa rừng thông, khác địa thế bằng phẳng ở những bức ảnh trước.
Bức ảnh Lối vào Chùa các quan khẳng định thêm ngôi chùa này nằm trên một sườn đồi .
và vị trí của nó nằm trên đường đi Hưng Hóa
Ba bức ảnh này chụp cùng thời điểm khác một chút trong chuyển động của các nhân vật
Một thời kì khác đang diễn ra trên vùng đất núi Tản, sông Đà. Hình ảnh một khách sạn trong thị xã.
28.5.1910. Một lính Pháp ghi thêm vào dòng chú thích “Trại lính viễn chinh và trại lính tập” chữ Tổng (tỉnh), tả về núi Ba Vì chưa đủ, anh ta còn đánh dấu căn phòng của mình trên đầu hồi tầng ba, dùng nguyên từ tiếng Việt “căn nhà”.
Lính Pháp đóng quân trong những khu nhà cao tầng, lính tập Bắc kì ở trong những khu trại xung quanh.