Ngày xưa – Sơn Tây (2)

Ngày xưa – Sơn Tây (2)
Thành cổ Sơn Tây (nằm ở trung tâm thị xã Sơn Tây ngày nay) được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822). Thành từng là thủ phủ của vùng Tam tuyên (3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang thời nhà Nguyễn). Giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp, thành là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,…). Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 Tháng Chạp năm 1883.

Photobucket


Thành cổ Sơn Tây kiến trúc bằng gạch đá ong, chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạch dài khoảng 400 m, chiều cao tường thành khoảng 5 m, ngoài thành là hào nước sâu 3 m, rộng tới 20 m được nối ra sông Tích Giang.

Photobucket 
Phía trong các bức tường thành được đắp đất gia cố
 
Photobucket


Thành có 4 cửa, quay ra 4 hướng. Cửa Hậu ở phía Bắc, Cửa Tiền ở phía Nam, Cửa Hữu ở phía Tây, và Cửa Tả ở phía Đông. Là công trình quân sự, nên trên mỗi cổng thành và kỳ đài đều có dựng vọng gác. Khoảng năm 1884, không lâu sau ngày thành thất thủ, Charles Hocquard, bác sĩ quân đội Pháp, đã có mặt ở đây và ghi lại những bức ảnh được xem là cổ nhất về thành Sơn Tây. Những dấu đạn còn chi chít trên Cửa Hữu, ở phía Tây Bắc vọng gác phía trên cũng bị phá huỷ. Cửa Hữu trông ra phố Trần Hưng Đạo ngày nay còn khá nguyên vẹn (bấm vào đây)

Photobucket 
Cửa Tả, ở phía Đông Nam, hướng ra chợ Nghệ, phố Phùng Khắc Hoan, hiện không còn.
 
Photobucket


Gần Cửa Tả (bên trái) là Cửa Hậu, ở phía Đông Bắc hướng ra phố Lê Lợi ngày nay (nơi đặt trụ sở UBND thị xã Sơn Tây). Đặc điểm để nhận ra Cửa Hậu là có cầu bắc qua hào nước. Cùng với Cửa Tiền ở hướng đối diện, chúng tạo thành một trục kiến trúc chính của thành theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Trong bức ảnh Hocquard chụp năm 1884 này Cửa Hậu bị phá huỷ và được dựng tạm bằng các cây gỗ. Điều đó lý giải vì sao trong các bức ảnh sau, kiến trúc của Cửa Hậu có hình dáng khác biệt hoàn toàn so với ba cửa kia.

Son Tay (69)


Sang đầu thế kỉ XX, thành cổ Sơn Tây vẫn được người Pháp giữ gìn, không khác mấy so với khi chiếm được vào năm 1883. Ngoài thành, bên khu vực thị xã có nhiều biến đổi, đã xuất hiện nhiều công trình theo kiến trúc châu Âu. Đây là hình ảnh Cửa Tả năm 1904. Xa hơn một chút là cây cầu bắc qua hào nước dẫn vào Cửa Hậu, để ý kĩ ta thấy một Cửa Hậu mới đã được xây tại vị trí cũ với chiều cao được nâng lên.

Son Tay (51)
Cận cảnh ngôi nhà kiến trúc Pháp bên kia hào nước, ngay sát lối ra khỏi thành
 
Son Tay (48)

Đó là dinh toàn quyền Pháp tại địa phương. Mấy lính tập gác trước cổng.
 
Son Tay (58)


Quay lại phía thành cổ. Cửa Tả chụp từ ngoài hào nước. Có lẽ vì ở khá gần nhau, nên bất cứ bức ảnh nào chụp Cửa Tả đều có Cửa Hậu lọt vào khuôn hình.

Son Tay (64)


1911. Ở bức ảnh trước Cửa Tả đã bị lấp kín hoàn toàn. Đến thời kì này có một ô cửa sổ được trổ ở đó, mái vọng lâu cong hỏng nát được thay bằng mái thẳng. 

Son Tay (61)


Cửa Hậu nổi bật hẳn lên với mầu vôi mới và nét kiến trúc khác biệt: các vạch ngang trang trí tường cột; những con tiện lắp bờ lan can… Mùi thuộc địa thêm đậm đặc với chòi gác bằng gỗ đặc trưng, và tất nhiên, cả sự hiện diện của binh lính Pháp. Cửa Hậu do người Pháp xây lại cũng đã đổ nát, do vậy khi phục dựng gần đây, nó được xây lại theo hình dáng ban đầu, tuy nhiên vật liệu và kĩ thuật trùng tu đã làm mất đi tính cổ kính của nó (bấm vào đây)

Son Tay (63)
Hệ thống đường xe goòng dẫn từ ngoài thị xã vào thành. Ở góc chụp này có thể nhìn thấy các công trình bên trong thành.
 
Son Tay (57)


Nếu Cửa Tiền dành cho vua quan vào thành, thì Cửa Hậu Bản là lối đi lại của dân chúng. So với ba cửa kia, đời sống ở Cửa Hậu rất tấp nập, không khí quân sự của toà thành thể hiện trên bóng dáng các tốp lính tập.

Son Tay (65)


Các bức ảnh được xếp không theo trình tự thời gian, mà theo định hướng không gian để hình dung trục kiến trúc của toà thành. Theo chân những người dân bước qua Cửa Hậu, ta lọt vào không gian bên trong. Giống nhiều đường phố ở Hà nội, người Pháp cho trồng thêm rất nhiều cây, đến nay cây cối trong thành giờ đã có hơn trăm tuổi, che khuất tầm nhìn và những công trình kiến trúc.

Son Tay (81)


Toàn cảnh phía Bắc thành Sơn Tây được chụp từ Kì Đài. Vẫn thấy rõ ngôi nhà kiến trúc châu Âu ở bên ngoài Cửa Hậu. Còn khá nguyên vẹn các công trình kiến trúc dùng làm công đường của các quan đầu tỉnh, kho lương thực, trại lính… Cận cảnh bức ảnh, nằm giữa thành, án ngữ trên trục Đông Bắc -Tây Nam là Điện Kính Thiên. 

Son Tay (78)


Có dấu bưu điện trên bức bưu thiếp: 17 tháng Tám 1907. Rõ ràng bức ảnh này được chụp muộn hơn nhiều so với bức trước: Cây cối che khuất con đường đẫn về phía Cửa Hậu. Tuy nhiên các công trình vẫn được bảo quản tốt. Điện Kính Thiên hiện ra rõ ràng, một tòa nhà 5 gian, tám mái chồng diêm với những trang trí hình rồng trên nóc và bờ mái. Đây là nơi làm việc của các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ. Sân trầu trước điện là nơi quan lại xứ Đoài chờ yết kiến, tấu trình vua.

Son Tay (79)


Không đọc được số trên con dấu bưu điện, nhưng rõ ràng thời ra đã trôi qua khá lâu, cây cối mọc cao che khuất hoàn toàn tầm nhìn. Điện Kính Thiên vẫn được người Pháp bảo quản tốt. Họ có thói quen gọi bất cứ công trình cổ có mái ngói uốn luợn trang trí rồng phuợng là pagode (đền chùa), như ghi trên các bức ảnh này. Góc chụp của các bức ảnh này giống hệt nhau chứng tỏ Kì Đài tồn tại đến thời điểm này.

Photobucket


Ngược thời gian về năm 1884 lúc người Pháp mới chiếm được thành. Bức ảnh toàn cảnh phía Bắc thành do Hocquard chụp từ Kì Đài. Khu nghi lễ tính hiện ra đầy đủ với Đoan Môn, sân chầu và điện Kính Thiên. Số lượng các công trình phía sau điện Kính Thiên đếm được nhiều hơn so với các bức ảnh trước chứng tỏ một số đã hư hỏng và biến mất sau khi người Pháp quản lý. Tuy nhiên toà thành cổ này được họ đánh giá cao, bằng chứng là năm 1924, toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định xếp hạng di tích.

Photobucket


Nóc Đoan Môn và điện Kính Thiên thấp thoáng sau hàng cây bên trái bức ảnh. Phía trước khu nghi lễ này là Kì Đài, cao 18m, phần bệ gồm 2 tầng, với hai lối lên Tả và Hữu. Kì Đài còn được gọi là Vọng lâu với nghĩa sử dụng là lầu quan sát. Đây chính là vị trí các nhiếp ảnh gia đã chụp các bức ảnh toàn cảnh. Ngay dưới chân Kì Đài, ở phía sau, gần Cửa Tiền là hai hồ nước (còn gọi là giếng Tả và giếng Hữu).

Son Tay (66)


Hồ nước và Kì Đài năm 1907. Đã có nhiều thay đổi: Những ngôi nhà và hàng rào ngăn cách khu vực này với phần phía Bắc của thành, và có vẻ một hồ nước đã biến thành một bãi tập.

Son Tay (68)

Khu vực này đã biến thành một trại lính tập

Son Tay (67)


Kì Đài

Son Tay (71)

Toàn cảnh phía Nam thành cổ với Cửa Tiền chụp từ Kì Đài.

Son Tay (72)

Cửa Tiền, hướng chụp từ ngoài thành, phố Quang Trung ngày nay. Bên trong các bức tường thành có đắp đất, đó là điều kiện tốt cho cây phát triển. Không biết từ bao giờ và do ai trồng, những cây đa cổ thụ bám chặt bộ rễ vào tất cả các cửa thành. Người dân Sơn Tây coi đó là linh thiêng về tâm linh. (Hình ảnh hiện tại của Cửa Tiền. Bấm vào đây )

Son Tay (74)

Toàn cảnh thành cổ Sơn Tây nhìn từ xa


Tham khảo thêm về thành cổ Sơn Tây: ở đây và những hình ảnh hiện tại  ở đây


admin