Đường sắt Vân Nam -Việt Nam (1)

Ngày 31 tháng Ba năm 2010, nhân dịp kỉ niệm 100 năm đường sắt Vân Nam – Việt Nam, tại Côn Minh (Trung Quốc) đã diễn ra hội thảo 3 nước Trung – Việt – Pháp nhằm vận động UNESCO công nhận tuyến đường sắt Vân Nam – Việt Nam là di sản thế giới. 
Trong khuôn khổ hoạt động kỉ niệm đã tổ chức một cuộc triển lãm ảnh của Georges Auguste Marbotte, người đã tham gia xây dựng tuyến đường sắt trong quãng thời gian từ năm 1903 đến 1908. Chuncheng Wanbao, tờ báo lớn nhất ở Côn Minh đã mời Pierre Marbotte, cháu nội của ông sang giới thiệu 200 trong số hơn 1500 bức ảnh chụp thời kì xây dựng tuyến đường. Cuộc triển lãm không chỉ thu hút báo giới, mà cả các tầng lớp dân chúng vì nó đã đánh thức những kí ức chìm lấp theo thời gian, những kí ức mà vì nhiều lý do người ta không muốn nhắc đến.

Kết hợp cùng bài viết Đường sắt Điền Việt đăng trên trang Thông tin du lịch châu Hồng Hà của Trung Quốc, những entry này giới thiệu một phần trong những bức ảnh đó:

Sơ đồ đoạn đường sắt Hà Khẩu – Côn Minh trên trang Thông tin du lịch châu Hồng Hà

ĐƯỜNG SẮT ĐIỀN – VIỆT

Đường sắt Điền (tên gọi khác của tỉnh Vân Nam ) Việt (Việt Nam) là con đường sắt đầu tiên của tỉnh Vân Nam, đồng thời cũng là một trong những đường sắt khổ hẹp (đường ray 1m) trong cả nước, do thực dân Pháp xây dựng theo điều ước bất bình đẳng. Con đường sắt này xuất phát từ Hải Phòng – Việt Nam thuộc địa trước đây của Pháp, qua Lào Cai trên biên giới Việt Trung rồi đi vào Vân Nam, kếyt nối Hà Khẩu với Côn Minh, vì thế gọi là đường sắt Điền Việt, hiện nay đoạn từ Hà Khẩu đến Côn Minh gọi là đường sẳt Côn Hà.

Năm 1903, chính phủ nhà Thanh TQ và chính phủ Pháp kí kết “chương trình hội đính đường sắt Điền Việt Trung – Pháp”, ngay sau đó Pháp phái người tới khảo sát tuyến đường, vẽ đồ án thiết kế, đồng thời chính thức thành lập công ty đường sắt Điện Việt nước Pháp. Đoạn từ Hải Phòng đến Lào Cai gọi là “Việt đoạn”, đoạn từ Hà Khẩu đến Côn Minh, gọi là “Điền đoạn”. Khởi công năm 1901, “Việt đoạn” được làm xong trước. Theo kế hoạch dự định tuyến đường sắt này sẽ chạy qua những thị trấn phồn vinh và đông dân cư. Hoạch định đi qua Hà Khẩu, Tân Cai, Tân Hiện (thuộc Bình Biên ngày nay), Kê Cai (thuộc Cô Cầu ngày nay), Quán Dịch (thuộc Kiến Thuỷ ngày nay), Thông Hải, Ngọc Khê, Tấn Ninh, Tấn Thành (thuộc Tấn Ninh ngày nay), Trình Cống rồi đến phía tây của Côn Minh, sau sửa đổi đoạn dưới từ Hà Khẩu qua Trại Bích Sắc – Mông Tự đến Khai Viễn, đoạn giữa từ Khai Viễn dọc theo Nam Bàn Giang tiến lên phía bắc qua Bàn Khê đến Nghi Lương, đoạn cuối từ Nghi Lương qua Trình Cống đến phía đông Côn Minh. Năm 1903, chính phủ Pháp phê duyệt quy hoạch tuyến đông, vào năm sau chính thức khởi công, ngày 15 tháng 4 năm 1909 thông xe đến Trại Bích Sắc, một năm sau vào ngày 1 tháng 4 thông xe  toàn tuyến.

Tuyến đường sắt Điền Việt có độ rộng đường ray là 1m, chiều dài toàn tuyến là 855 km trong đó đoạn ở Việt Nam dài 389 km, đoạn ở Vân Nam dài 466km, kinh phí xây dựng tuyến đường là gần 159 triệu franc, số tiền này cao gấp 1 lần so với kinh phí xây dựng đường sắt tiêu chuẩn 1,435m của Trung Quốc, qua đó có thể thấy công trình có quy mô lớn đến mức nào. Hiện nay dọc đường sắt Điền Việt vẫn còn nhiều dấu tích cũ, như nhà ga Trại Bích Sắc, trạm bưu chính Hà Khẩu, hải quan Hà Khẩu, giới thuê Mông Tự….. Hải quan Hà Khẩu được thành lập năm 1887, có 5 ngôi nhà gồm 23 phòng kết cấu bằng gạch, gỗ, ngói đỏ, có tổng diện tích 1127m2, là hải quan được xây dựng tương đối sớm ở Trung Quốc. Ngoài ra, ở Hà Khẩu còn có những di tích như văn phòng phó lãnh sự Pháp, đô giám Hà Khẩu …

Hải quan Hà Khẩu được thiết lập vào năm 1887, có 5ngôi nhà gồm 23 phòng kết cấu bằng gạch gỗ ngói đỏ, có tổng diện tích là 1127mét vuông, là hải quan được xây dựng tương đối sớm ở Trung Quốc. Ngoài ra, ở Hà Khẩu còn có những đơn vị bảo vệ văn vật di tích như văn phòng làm việc phó lãnh sự Pháp, đô giám Hà Khẩu cũ .v.v.

Tháng 8 năm 1903, bị hấp dẫn bởi thu nhập tài chính và sự phiêu lưu, Georges Auguste Marbotte để lại người vợ và cậu con trai 5 tuổi trên đất Pháp, đầu quân làm kế toán cho một nhà thầu của công trình và bắt đầu cuộc hành trình đến Hà Khẩu, thị trấn trên biên giới Việt Trung. Tuy nghề ngiệp là kế toán, nhưng Marbotte lại có trái tim nghệ sĩ . Trong hành lý ông mang theo có các thiết bị làm ảnh.

Photobucket

Sông Nậm Thi ngăn cách giữa thị xã Lào Cai (việt Nam) và Hà Khẩu (Trung Quốc)

Photobucket

Hình ảnh công trường với cây cầu đường sắt mới được xây dựng – 1903

Photobucket

Phu khai thác đá xây dựng cho công trường gồm cả người Việt và người Hoa

Photobucket

Có thể phân biệt quốc tịch của những người này nhờ trang phục

Photobucket

Nhà bè trên sông Hồng – 1903

Photobucket

Cỏ lau trên những ngọn núi Trung Hoa – 1903

Photobucket

Một chi lưu dòng Nậm Thi và những con thác – 1903

Photobucket

Những con thác trên chi lưu dòng Nậm Thi -1903

Photobucket

Hệ thực vật rậm rạp và điều kiện địa chất đoạn mở đầu của tuyến  – 1903

Photobucket

Những thửa ruộng bậc thang vùng Vân Nam -1904

Photobucket

Một ngôi làng Trung Hoa trên núi – 1904

Photobucket

Quan chức đang trao đổi công việc – 1904

Photobucket

Hẻm núi Pei Ho trước khi xây dựng cầu Chữ Nhân – 1905. (Bấm vào đây để xem hình ảnh kiệt tác cầu bắc qua hẻm núi)

Photobucket

Địa hình tuyến đường hoang dã và hiểm trở – 1905

Photobucket

Chẳng mấy chốc những đoàn tầu sẽ đánh thức quang cảnh yên tĩnh này – 1905

Photobucket

Cảnh bán bánh kẹo dạo ở Hà Khẩu – 1905

Photobucket

Phong cảnh trên tuyến đường sắt  – 1906

Photobucket

Loukou nơi có ngôi nhà của tác giả mang một cái tên kêu Villa Mina – 1906

Photobucket

Ngôi làng Trung Hoa gần Loukou – 1906

Photobucket

Vũ điệu cuộc sống thường nhật ở Loukou – 1906

Photobucket

Tuyến đường sắt hướng về Côn Minh – 1906

Photobucket

Đêm xuống gần công trường – 1906

Photobucket

Một ngôi chùa -1906

Photobucket

Thung lũng Nậm Thị trong biển mây  – 1907

Photobucket

Những cánh đồng lúa trên vùng cao Loukou – 1907

Photobucket

Chiều trên những mảnh ruộng bậc thang -1907

Photobucket

Pháo đài quân sự chốt giữ đường đi ở Mông Tự – 1907

Photobucket

Một viên quan khu vực Hà Khẩu, nơi tác giả qua lại nhiều lần – 1907

ĐẦU MÁY TỐC ĐỘ CAO MICHELIN

Từng có một quãng thời gian dài, trong mắt người dân, đầu máy Michelin phóng trên tuyến đường sắt Điện Việt nhanh đến mức người ta luôn lấy nó ra so sánh khi muốn nhắc tới vật gì đó có tốc độ cực nhanh: Nhanh như thế nào? Có nhanh hơn Michelin không? Những công nhân già sống dọc đường sắt đến nay khi nhắc đến Michelin, là nói không tiếc lời: đúng, tốc độ đầu máy Michelin nhanh cực kì! Vừa nghe thấy tiếng còi, ngẩng đầu lên thì đã vụt qua trước mắt!
Nhanh đến mức chỉ có thể dùng từ “bay” để hình dung, có thể thấy đầu máy Michelin thực sự không bình thường. Các phóng viên khi tìm tài liệu được biết, loại đầu máy hơi nước này do Pháp chế tạo, năm 1914 bắt đầu được đưa vào sử dụng, được chia làm xe chở khách và xe chở hành lí. Điểm khác biệt lớn nhất của nó so với các loại đầu máy khác là: bánh xe không phải làm bằng thép, mà làm bằng cao su! Đầu máy dùng bánh xe cao su do hãng Michelin của Pháp sản xuất, bởi thế mọi người gọi bằng cái tên Michelin. Trên trục truyển động của đầu máy có đồng hồ đo áp suất, nối liền với buồng lái, nếu áp suất của bánh giảm xuống dưới 500amp chuông báo động sẽ kêu cảnh báo, hệ thống sẽ tự động cấp hơi cho bánh xe tới mức quy định là 600amp, trong trường hợp hệ thống tự động trục trặc, cũng có thể thủ công bơm hơi cho xe. Đặc điểm lớn nhất của nó là: nhanh, cho dù chạy trên đường vòng có bán kính 300m, tốc độ của đầu máy vẫn có thể tới 100km/h! Cần phải biết rằng, cho đến ngày nay, không có một chuyến tầu nào trên cao nguyên Vân Nam có thể đạt tới tốc độ 100km/h, bao gồm cả các đầu máy hình viên đạn (đầu máy tốc độ cao) hiệu Thạch Lâm mà Cục đường sắt Vân Nam mới mua. Trên tuyến đường sắt Điện Việt ngày nay tốc độ cao nhất của các đoàn tầu cũng không vượt quá 50km/h. Vì thế không thể không nói rằng tốc độ của đầu máy do Michelin chế tạo là một kì tích.
Đầu máy Michelin thuộc hàng “đoàn tàu quý tộc”, trên đoàn tàu ngoài ghế mềm, còn có phòng ăn tây, quầy rượu, nhà bếp, phòng rửa mặt, phòng vệ sinh …, thiết bị đầy đủ, nhân viên phục vụ trên đoàn tàu nghe nói đều là những cô gái xinh đẹp đến từ nước Pháp. Năm 1935, Tưởng Giới thạch đề nghị xây dựng đường sắt Điền Miễn (Vân Nam – Miễn Điện), từng chuẩn bị tới khảo sát tuyến đường sắt Điền Việt, sau vì công việc bận không đến, chỉ có phu nhân Tống Mỹ Linh ngồi tàu Michelin đi qua một chuyến Khai Viễn. Mức độ thoải mái và tốc độ nhanh như gió của xe khiến cho Tống Mỹ Linh ngạc nhiên than phục, bà không ngờ rằng trong vùng núi cao vực sâu của Vân Nam lại có chuyến tàu khách tốt như vậy.

Photobucket

Đầu máy Michelin chạy trên tuyến Vân Nam

Bảo tàng đường sắt Vân Nam

Hình ảnh vỏ tầu Michelin trưng bày tại Bảo tàng


Những bánh xe bọc cao su của nó

Du khách Pháp chụp ảnh lưu niệm tại bảo tàng

Tại kho đoạn đầu máy Khai Viễn quãng đường trở về Nghi Lương, phóng viên đã nhìn thấy đầu máy Michelin. Những vành bánh xe sáng sủa ngày xưa đã bạc mầu theo ngày tháng. Giờ đây nó như một diễn viên điện ảnh đã rời khỏi màn bạc, ẩn chốn trong nhà, già dần, sắc đẹp phai tàn, chỉ có thể tưởng tượng và nhớ lại những huy hoàng ngày xưa. Đầu máy nay chỉ còn cái vỏ rỗng, thiết bị bên trong không thấy, không rõ đâu là quầy rượu, đâu là phòng ăn. 12 chiếc xi lanh xếp hình chữ V đều hở hang bên ngoài, nghe nói hồi ấy đầu máy dùng nhiên liệu máy bay đắt đỏ quý hiếm. Trên đầu xe vẫn rõ hai chữ “Hồng Kì”, đó là tên đổi trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, nhưng người dân vẫn quen gọi là Michelin. Sau ngày giải phóng, đầu máy Michelin vẫn được sử dụng nhiều năm, cho đến thập niên 80 của thế kỷ 20 vì không có phụ tùng thay thế mà bỏ hỏng. Những công nhân già ngành đường sắt kể rằng, đã từng có một thời gian đầu máy này được dùng để đi phát lương cho công nhân dọc tuyến đường sắt, buổi sáng xuất phát từ Côn Minh, đến chiều có thể đã tới Hà Khẩu. Khoảng cách 465km chỉ cần một buổi ban ngày, mà ga nào cũng dừng, thử hình dưng tốc độ nhanh đến chừng nào? Hiện nay từ Côn Minh đến Hà Khẩu, dù đã bỏ dừng nhiều ga, tàu liên vận quốc tế với tốc độ nhanh cũng phải mất 16 tiếng, ngày hôm sau mới có thể đến Hà Khẩu.

Michelin ở Vân Nam đã lập một kỉ lục tốc độ hàng trăm năm nay chưa bị phá, rất nhiều người cho rằng bí mật ở bánh xe, phóng viên cúi xuống xem xét kĩ bánh xe cao su. Điều bất ngờ là, trải qua bao nhiêu năm bào mòn, lốp xe không hề có dấu vết rạn nứt, vết keo rán vẫn còn nguyên như mới, ta lông trên lốp vẫn rõ nét, chữ “Michelin” vẫn rõ ràng. Trải qua hàng trăm năm mưa gió mà bề ngoài vẫn như mới, không thể không cảm phục kĩ thuật công nghiệp cao siêu của người Pháp.
Lí Nghị, kĩ sư đoạn đầu máy Khai Viễn giới thiệu rằng, cục đường sắt Côn Minh đã quyết định đầu tư trên 800.000 tệ để sửa chữa lại đầu máy “Michelin” đến mức độ có thể đem trưng bày. Đây là một điều đáng mừng, cho dù không thể nhìn thấy nó phóng trên đường ray, nhưng ít nhất có thể thấy dáng vẻ oai hùng năm xưa và tưởng tượng phần nào phong thái như bay của nó .
(to be continued)