Một tuổi trẻ đầy trải nghiệm thú vị

Rượu Ngô men lá Lũng mới – Quý Quân – Hà Quảng – Cao Bằng

Trong chuyến đi thực tế lên Hà Quảng vừa rồi, để đến được điểm trường, đoàn chúng tôi đã đi bộ 4-5 km đường núi đá, mất khoảng 3 tiếng đồng hồ đến Lũng Mới – Điểm trường xa nhất của huyện nghèo nhất Hà Quảng. Gặp chúng tôi, các thầy cô giáo đều mừng mừng tủi tủi vì đã lâu lắm rồi mới có 1 đoàn tình nguyện lên đến dẻo cao núi đá này.

Quây quần bên bếp lửa bập bùng, chúng tôi lắng nghe từng câu chuyện đầy xúc cảm nghẹn ngào của các thầy cô chia sẻ, chia nhau chén rượu ngô để xua đi cái giá lạnh cắt da cắt thịt nơi đây. Và trong những câu chuyện các thầy cô chia sẻ ấy, không biết có phải do chén rượu ngô ấy không mà chúng tôi cay cay đôi mắt, rượu ngô nơi đây chính là sản vật mà nhà nhà, người người Lũng Mới đều có thể tự sản xuất.

Ngay sáng hôm sau, chúng tôi đã tìm đến nhà của các phụ huỵnh của các em nhỏ Lũng Mới và tìm hiểu về rượu ngô. Có lẽ rượu ngô độc đáo và làm say lòng chúng tôi không chỉ bởi hương nồng, êm dịu và một chút mới lạ của loại men lá đặc biệt… mà hơn hết chính là thứ tinh tuý từ núi đá và vô vàn khó nhọc của người Mông nơi đây.

Thật không thể tưởng tượng được người Mông ở Lũng Mới lại sản xuất rượu ngô cực nhọc và vất vả đến vậy! Với đa phần diện tích là núi đá, quanh năm hạn hán, địa hình chia cắt mạnh, mây mù bao phủ, ngoài cây NGÔ, không có loài cây nào có thể sinh trưởng mạnh như vậy. Và cây ngô cũng kiên cường, có sức sống mãnh liệt như chính người Mông nơi đây. Những người Mông Lũng Mới gùi đất đổ vào từng tấc đá nơi đây để trồng ngô… đã làm tôi thực sự xúc động!

Rượu ngô chúng tôi mang về từ nhà anh Sình (người dân tộc Mông) ở Lũng Mới, được nấu từ thứ ngô bản địa cùng với men lá truyền thống. Những hạt ngô không sử dụng hết được các gia đình dung để nấu rượu. Vào các làng bản hầu như gia đình nào cũng biết nấu rượu ngô và hầu như gia đình nào cũng có dăm ba lít, thậm chí hàng vài ba chum rượu vừa để dùng dần, vừa để đãi khách quý khi cần.

Các công đoạn nấu rượu ngô không kém phần cầu kỳ, gian nan, từ việc gùi những bình nước, bó củi cách bản làng 3 – 4km đến việc nấu chín ngô, ủ men lá – một loại men độc đáo ở vùng cao ít độc tố. Rồi đem lên bếp chưng cất khoảng từ năm đến sáu tiếng mới cho những giọt rượu thơm, đậm đà. Rượu có hương dịu của thứ men lá đặc trưng, vị nồng êm và ngọt của ngô núi.

Rượu ngô Lũng Mới:
=> khi uống vào có vị ngọt, thơm của ngô và đặc biệt nếu có quá chén thì hôm sau người uống cũng không bị mệt vì độ cồn của rượu không quá cao, trung bình khoảng từ 25-30 độ.

=> Rượu này được chưng cất, không lẫn andehyt (chất gây cảm giác say trong cơ thể) nên uống sau hầu như không cảm giác đau đầu.

=>Trực tiếp ad đã uống từng chai rượu, cạn chén với chủ nhà mới lấy được rượu ngon, không thì phải lấy rượu khét đó anh chị ạ.

=> Đó là một loại rượu không gây hại cho sức khoẻ con người, tạo cảm giác sum họp, ấm cúng, thân mật khi tất cả mọi người quây quần bên bàn rượu.

Mua rượu ngô Lũng Mới không những góp quỹ Áo ấm cho các con, mà còn giúp gia đình các bé Dẻ, Cao, Sình, Tu… trên Hà Quảng tăng thêm thu nhập, mùa đông năm sau lên Lũng Mới biết đâu bố mẹ các em đã có thể tự mua áo cho các em… bộ mặt kinh tế Lũng Mới phát triển hơn…