Huế Xưa – Điện Kiến Trung

Điện Kiến Trung tọa lạc trong Tử Cấm thành. Điện được vua Khải Định cho mở rộng vào năm 1921-1923 cùng thời gian với xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ngày 6-11-1925 vua Khải Định đã băng hà cũng tại điện này.

Nguyên thuỷ vị trí này là lầu Minh Viễn do Minh Mạng xây năm 1827, lầu có 3 tầng cao 10.8m, lợp ngói hoàng lưu ly, trên lầu có kính viễn vọng để vua quan sát cảnh từ xa. Năm Tự Đức thứ 29, lầu Minh Viễn bị triệt giải, đến năm 1913, vua Duy Tân cho làm lại lầu khác theo kiểu mới gọi là lầu Du Cửu. Đến năm 1921 – 1923, vua Khải Định mở rộng thành cung điện và đặt tên là điện Kiến Trung, dùng làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Bên trái toà lầu có phòng Đông Cung, bên phải có Võ Hộ Giá phòng.

Sau này, vua Bảo Đại cho tu sửa lại điện, tân trang các tiện nghi Tây phương và cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung. Tại điện này, Hoàng hậu Nam Phương đã lần lượt hạ sanh 5 người con: Thái tử Bảo Long, Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Liên, Công chúa Phương Dung và  Hoàng tử Bảo Thắng. 

Ngày 9 tháng 3, Nhật đảo chính Pháp và thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam. Hai ngày sau, 11 Tháng Ba vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo.

Điện Kiến Trung đã bị Việt Minh phá huỷ vào tháng Chạp năm 1946 trong chiến lược tiêu thổ kháng chiến, chỉ còn nền điện.

Photobucket

Kiến trúc của điện và quy hoạch không gian xung quanh mang phong cách châu Âu kết hợp cùng những đặc điểm truyền thống của cung điện triều Nguyễn

Photobucket

Vạc đồng

Photobucket

Bậc thềm rồng

Photobucket

Súng thần công

Photobucket

Hàng chậu cảnh kê trên đôn

Cung Thiên Định trong lăng Khải Định, công trình xây dựng cùng thời,  có cùng kiểu kiến trúc và trang trí

Photobucket

Một góc Điện Kiến Trung

Photobucket

Sau khi điện Kiến Trung hoàn tất, vua Khải Định dùng nơi này làm chỗ cư
trú và làm việc hàng ngày, vì đầy đủ tiện nghi (điện, nước, điện thoại.
. .), có lẽ vì thế khi vua Khải Định chết người ta đốt cho vua đồ mã Điện Kiến Trung đầy đủ đến từng chi tiết.

Photobucket

Vua Bảo Đại bên Điện Kiến Trung

Photobucket

Cung điện vàng son bị giật mìn phá huỷ, nay chỉ còn lại phần nền điện với những bậc thềm rồng

Đọc thêm:
Tiếp chuyện công dân Vĩnh Thuỵ sau ngày thoái vị ngôi vua