Một bộ phận cấu thành bộ máy chính quyền trung ương triều Nguyễn; được thiết lập từ đầu triều Nguyễn.
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: Thành viên của HĐTT là các thượng thư đứng đầu các bộ của triều Nguyễn. Các thượng thư bầu ra một người trong số họ, giữ chức chủ tịch Hội đồng. Trong giai đoạn đầu, HĐTT nhóm họp dưới sự chủ toạ của nhà vua, là cơ quan phụ tá của nhà vua và là cơ quan điều hành chủ yếu các công việc của quốc gia. Từ sau khi thực dân Pháp xâm lược và thiết lập bộ máy chính quyền đô hộ ở Việt Nam thì vị trí, quyền hạn, nhiệm vụ của HĐTT có sự thay đổi. Ngày 27.9.1897, vua Thành Thái ra đạo dụ bãi bỏ HĐTT và thành lập lại Viện Cơ mật, có thành phần giống như HĐTT nhưng đặt dưới sự chủ toạ của viên khâm sứ Pháp. Ngày 6.11.1925, HĐTT được lập lại theo công ước kí giữa chính quyền Pháp và chính quyền Nam triều, nhưng toàn bộ hoạt động của HĐTT phải đặt dưới sự điều khiển của viên khâm sứ Pháp hoặc một viên chức Pháp đại diện cho khâm sứ. Ngày 23.5.1933, vua Bảo Đại ra đạo dụ quy định: các thượng thư họp lại, nếu cuộc họp của các thượng thư đặt dưới sự chủ toạ của vua thì gọi là Viện Cơ mật, khi đặt dưới sự chủ tọa của khâm sứ Pháp thì gọi là HĐTT. HĐTT có quyền ra các điều lệ hay quy tắc, nhưng các văn bản đó phải được Viện Cơ mật thông qua và khâm sứ Pháp duyệt thì mới có hiệu lực pháp lí. Như vậy, HĐTT ngày càng trở thành công cụ đắc lực để thực dân Pháp thực hiện sự thống trị trên đất nước Việt Nam.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, cùng với việc xoá bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền đô hộ của thực dân Pháp và phong kiến, HĐTT cũng bị xoá bỏ.
Người Pháp gọi Hội đồng thượng thư là Le Conseil des Ministres
Ba bức ảnh 1100 A,B,C được crop từ bức đầu tiên. Căn cứ vào niên đại của bức ảnh đó có thể lần ra danh tính của từng vị
Thượng thư Trương Như Cương, nhạc phụ của vua Khải Định
Thượng thư Hồ Đắc Trung – nhạc phụ của vua Khải Định